Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam là

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đời sống tín ngưỡng, tôn giáo những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 28)

những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, công tác tôn giáo. Cụ thể, đó là quan điểm về việc xác định mối quan hệ tách rời giữa chính trị, nhà nước với tôn giáo; quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân.

Bài học kinh nghiệm mà Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp thu được từ lịch sử đó chính là xử lý tốt mối quan hệ này sẽ mang lại nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của Phật giáo, Nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam cũng như nguồn lực tôn giáo đối với công cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn trước hết là nhằm bảo vệ lợi ích triều đình, sau đó là chống ngoại bang. Nhưng thực tế, sự cấm đoán đó đã đẩy phần lớn các giáo sĩ và đồng bào Công giáo đối lập với triều đình, đối lập với dân tộc và họ đã ngả về phía thực dân Pháp. Điều đó đã bị thực dân Pháp lợi dụng nhằm phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc có truyền thống lâu đời, gây chia rẽ dân tộc.

- Về thực trạng, trong những năm gần đây, nhờ chính sách tôn giáo của Đảng có nhiều đổi mới, những quy định của pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo cũng ngày một thông thoáng nên quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế đã có những bước cải thiện đáng kể, nhất là mối quan hệ với Tòa Thánh Vatican. Quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo trong nước cũng ngày càng cởi mở hơn. Chính quyền đã công nhận thêm nhiều tổ chức tôn giáo mới. Hiện đã có 13 tôn giáo với 40 tổ chức đã được công nhận ở nước ta. Các hoạt động thăm viếng giữa các cấp chính quyền đối với các vị chức sắc, lãnh đạo của các tôn giáo nhân dịp các lễ hội tôn giáo hoặc các sự kiện tôn giáo quan trọng cũng là hình ảnh khá phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên,

gần đây nổi lên vấn đề mâu thuẫn giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền, đôi khi đã dẫn đến xung đột khá gay gắt, tác động xấu tới an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội. Tiêu biểu như vụ tranh chấp đất đai ở Hà Nội, bạo động ở Tây Nguyên, ở Đà Nẵng, ở Quảng Bình; xung đột ở Nghệ An, Tây Bắc... Thực tế đó cho thấy mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất phức tạp.

4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo vì sự phát triển đất nước triển đất nước

4.4.1. Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án đời sống tín ngưỡng, tôn giáo những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 28)