KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu tóm tắt luận an nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hoá học tinh dầu của các loài trong chi quế (cinnamomum schaeff.) và bời lời (litsea lamk.) (Trang 28 - 30)

1. Kết luận

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thành phần hoá học trong tinh dầu của một số loài trong chi Quế (Cinnamomum Schaeff.) và Bời lời (Litsea Lamk.) thuộc họ Long não (Lauraceae Juss.) sinh trưởng ở VQG Bạch Mã, Thừa Thiên Huế đã đi tới một số kết luận dưới đây:

1. Qua nghiên cứu đã xác định được 44 loài và 2 thứ thuộc hai chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea), họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bạch Mã; trong đó có 23 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum), 21 loài và 2 thứ thuộc chi Bời lời (Litsea). Trong các loài nghiên cứu, có 2 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là: Re cam bốt (Cinnamomum

cambodianum) - phân hạng sẽ nguy cấp (VU) và Re hương (Cinnamomum parthenoxylon) - phân hạng rất nguy cấp (CR).

2. So với các kết quả đã công bố trước đây, đề tài đã bổ sung thêm vùng phân bố của 20 loài trong 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea), họ Long não (Lauraceae) cho khu Hệ Thực vật VQG Bạch Mã. Trong đó chi Quế (Cinnamomum) có 11 loài và chi Bời lời (Litsea) có 9 loài.

3. Đặc điểm sinh học chung của các loài trong 2 chi nghiên cứu là: có 4 dạng thân chính là thân gỗ lớn, gỗ vừa, gỗ nhỏ và thân bụi; mùa ra hoa ở chi Quế (Cinnamomum) chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 6 và có quả tháng 6-9, chi Bời lời (Litsea) ra hoa chủ yếu từ tháng 4-7 và có quả tháng 7-10; nơi sống tập trung chủ yếu ở đai thấp (dưới 900 m), một số loài sống ở đai cao (trên 900 m) và có loài sống ở cả đai thấp và đai cao.

4. Hầu hết các loài được nghiên cứu của 2 chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea), họ Long não (Lauraceae) ở VQG Bạch Mã đều có giá trị sử dụng. Trong đó, cả 44 loài và 2 thứ đều cho tinh dầu, nhóm làm thuốc với 18 loài; nhóm cây cho gỗ với 22 loài; nhóm cây cho dầu béo với 11 loài và nhóm cây cho giá trị khác là 5 loài.

5. Đã xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu ở 39 mẫu của 24 loài đại diện: Chi Quế (Cinnamomum) với 14 loài và chi Bời lời (Litsea) với 10 loài. Trong đó, lần đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của 10 loài thuộc chi Quế (Cinnamomum): Quế bon (C. bonii), Re cẩm chướng (C. caryophyllus), Quế ô dược (C. curvifolium), Re đầm hà (C. damhaensis), Re lá cứng (C.

durifolium), Quế kunstler (C. kunstleri), Quế bạc (C. mairei), Rè muôi (C. melastomaceum), Re lá cứng (C. rigidifolium), Ô phát (C. sericans) và 6

loài thuộc chi Bời lời (Litsea): Bời lời cam bốt (L. cambodiana), Bời lời trâm (L. eugenoides), Bời lời gỉ sắt (L. ferruginea), Bời lời helfer (L.

helferi), Bời lời thịt cá hồi (L. salmonea) và Bời lời vòng (L. verticillata).

6. Hàm lượng và thành phần hóa học trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau (lá, vỏ, hoa,…) của mỗi loài đã cho thấy chúng có những biến đổi nhất định. Chi Quế (Cinnamomum) là: linalool, eugenol, methyl eugenol, benzyl cinnamat và cinnamic aldehyd; còn chi Bời lời (Litsea) là: β- caryophyllen, Z-citral, (E)-β-ocimen và linalool.

2. Kiến nghị

- Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà còn nhiều loài và một số bộ phận của các loài phân bố VQG Bạch Mã mà tác giả luận án chưa thể nghiên cứu về tinh dầu. Vì vậy, cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về hệ

thống tinh dầu của các loài trong chi Quế (Cinnamomum) và Bời lời (Litsea) ở VQG Bạch Mã để có cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên thực vật. Ngoài ra, thử hoạt tính sinh học từ tinh dầu của các loài có hàm lượng tinh dầu cao để đánh giá được giá trị của chúng.

- Một số loài quý hiếm có giá trị như Re cam bốt (Cinnamomum

cambodianum) và Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)... hiện nay đã

bị khai thác gần như cạn kiệt. Do đó, cần gấp rút có giải pháp để bảo tồn, bảo vệ các loài này.

- Cần có những nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về trữ lượng tinh dầu, chất lượng tinh dầu cũng như lợi ích kinh tế mang lại của một số loài cho tinh dầu có chứa các thành phần hóa học có giá trị, có tiềm năng ứng dụng thực tế như: methyl eugenol, eugenol (C. tamala, C. Mairei, C. bonii), linalool (C. melastomaceum), benzyl cinnamat (C. curvifolium), cinnamic aldehyt (C. cassia), methyl eugenol (C. bonii), Z-citral (L. cubeba),... để từ đó có thể giúp các nhà quản lý hoạch định chiến lược, chính sách phát triển vùng nguyên liệu thực vật có tinh dầu trên địa bàn nhằm tạo nguồn thu ngân sách và tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận an nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hoá học tinh dầu của các loài trong chi quế (cinnamomum schaeff.) và bời lời (litsea lamk.) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w