THI TÀI KỂ HAY MỤC ĐÍCH

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) về một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học tiếng Việt lớp 2 (Trang 66 - 68)

- Khẩn trương lo liệu để mau đạt được điều đang rất cần

THI TÀI KỂ HAY MỤC ĐÍCH

MỤC ĐÍCH

- Nâng cao năng lực cảm thụ truyện kể; trau dồi trí tưởng tượng nhằm giúp cho việc bổ sung thêm chi tiết cụ thể, sinh động khi kể lại một đoạn truyện đã học dựa vào tranh minh hoạ (đối với HS khá, giỏi).

- Rèn kĩ năng sử dụng ngơn ngữ chính xác, phối hợp với cử chỉ, động tác, điệu bộ, làm việc kể chuyện thêm hấp dẫn; góp phần bồi dưỡng năng khiếu kể chuyện.

CHUẨN BỊ

- Cử một bạn học khá, giỏi làm Người chủ trì cuộc chơi

- Người chủ trì chọn 1 truyện kể có các tranh minh hoạ trong SGK (tiết Kể chuyện) để các bạn thi tài kể hay.

- Căn cứ vào từng tranh minh hoạ (có đánh số 1, 2, 3...), Người chủ trì (có thể nhờ cơ

giáo, thầy giáp giáo giúp đỡ) soạn 1 câu hỏi (hoặc 2 câu hỏi, tuỳ yêu cầu cuộc thi) nhằm gợi ý bổ sung thêm 1 (hoặc 2) chi tiết cụ thể trong đoạn truyện sẽ kể; ghi câu hỏi gợi ý đã soạn (theo số thứ tự của tranh) vào từng phiếu.

* Chú ý: Mỗi phiếu trên có thể có 2 câu hỏi (yêu cầu bổ sung thêm 2 chi tiết), hoặc chỉ 1

câu hỏi (bổ sung 1 chi tiết). Nội dung chi tiết gợi ra trong câu hỏi cần có "điểm tựa" trong tranh minh hoạ, tạo điều kiện cho HS dễ quan sát, tưởng tượng và diễn tả (kể chuyện). - Ghi vào các mảnh giấy nhỏ số thứ tự đoạn kể (số thứ tự tranh) cho người dự thi "bắt thăm". Ví dụ: 4 người dự thi "bắt thăm" để biết mình kể đoạn 1 hay đoạn 2, đoạn 3, đoạn 4.

- Những người chứng kiến cuộc thi đều có bảng con, phấn trắng để đánh giá bạn thi kể chuyện bằng cách xếp loại A, B, C.

- Bảng kết quả Thi tài kể hay (kẻ trên bảng phụ hay tờ giấy to):

Đoạn kể Họ tên người kể Kết quả kể Kết quả

XL chung

CÁCH TIẾN HÀNH

- Số người tham gia mỗi đợt Thi tài kể hay bằng số tranh minh hoạ cho câu chuyện và số phiếu gợi ý. Ví dụ: Câu chuyện Bà cháu có 4 tranh minh hoạ, sẽ có 4 HS dự thi cho mỗi đợt.

- Người chủ trì mời những người dự thi lên "bắt thăm" nhận đoạn kể. Sau đó "bắt thăm" được đoạn 1 sẽ nhận phiếu có câu hỏi gợi ý bổ sung chi tiết cho đoạn 1 rồi về chỗ, chuẩn bị trong khoảng 2, 3 phút (được phép quan sát tranh minh hoạ trong SGK để tìm ý). Hết thời gian chuẩn bị, người dự thi đứng trước lớp để kể chuyện.

- Người dự thi kể xong, HS cả lớp tiến hành đánh giá kết quả bằng cách xếp loại (A, B, C) - Ghi vào bảng con. Sau đó, giơ bảng theo từng loại (A hay B, C) để Người chủ trì

đếm và ghi vào bảng kết quả. * Tiêu chuẩn xếp loại như sau:

+ Loại A: Kể rành mạch, rõ ràng, đủ ý chính; chi tiết được bổ sung cụ thể, sinh động và hợp lí; cách kể hấp dẫn (có kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác, điệu bộ thích hợp).

+ Loại B: Kể rõ ràng, đủ ý chính; chi tiết được bổ sung cụ thể, hợp lý nhưng chưa sinh động; cách kể chưa hấp dẫn.

+ Loại C: Kể rõ ràng nhưng chưa đủ ý chính (hoặc cịn có chỗ sai); chi tiết bổ sung chưa rõ (hoặc quá sơ sài); cách kể còn nhiều hạn chế.

(Chú ý: Nghe kể xong mỗi đoạn, cả lớp vỗ tay động viên bạn dự thi trước khi kết quả xếp loại).

- Tiếp tục tiến hành với người "bắt thăm" kể đoạn 2 (lên nhận phiếu có câu hỏi gợi ý, chuẩn bị và lên kể chuyện)... cho đến người kể đoạn cuối cùng.

- Kết thúc cuộc thi, Người chủ trì cùng các bạn trong lớp tính kết quả xếp loại chung của từng người dự thi để tặng giải Nhất, Nhì... (hoặc đồng hạng) trong cuộc Thi tài kể hay. Cách tính kết quả xếp loại chung có tính "tương đối" nhằm động viên các bạn thi kể chuyện, cụ thể:

+ Ai được xếp phiếu nhiều nhất ở loại nào thì lấy đó là kết quả xếp loại chung. Ví dụ: 14A, 14B, 13C - XL chung: A

+ Trường hợp 2 hay 3 loại (A, B, C) có số người xếp bằng nhau, Người chủ trì có thể cho các bạn đánh giá lại, hoặc chủ động nhận xét thêm vào một loại thích hợp.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) về một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học tiếng Việt lớp 2 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)