Trong thực tế áp dụng đề tài đã mang lại hiệu quả như đã trình bày ở phần trên qua áp dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Phú Ngọc trong những năm qua. Trải nghiệm từ thực tế và kết quả đạt được, tôi nhận thấy giải pháp có thể áp dụng phổ biến tại cơ quan đơn vị. Trước hết là các giờ dạy chính khóa trên các khối lớp ở một số bài đọc văn có liên quan, giáo viên có thể dành thời gian giúp học sinh thể hiện và phát huy năng lực cảm thụ văn học qua thể đối sánh này. Đây là cơ hội tốt giúp học sinh thể hiện năng lực cảm nhận văn học của mình. Qua đó giáo viên có thể phát hiện được những học sinh khá giỏi, có năng lực. Từ đó giáo viên có điều kiện giúp đỡ và bồi dưỡng học sinh có thể nâng cao khả năng nhận thức và cảm thụ văn học của mình một cách tốt nhất. Riêng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi cũng đề nghị xem xét để đưa vào áp dụng rộng rãi tại đơn vị để chất lượng giáo dục được nâng cao hơn. Bởi vì ở đơn vị trường THPT Phú Ngọc chất lượng đầu vào cịn thấp, rất ít học sinh có năng lực thực sự nên cơng tác đào tạo, bồi dưỡng gặp khơng ít những khó khăn trong những
40 năm học qua. Vì vậy, để nâng cao năng lực của học sinh thì cần có những phương pháp cụ thể và phù hợp. Khả năng áp dụng đề tài này là hồn tồn có tinh khả thi. Mục tiêu như đã trình bày ở trên là giáo viên áp dụng một phương pháp của mình bên cạnh những phương pháp khác để phát triển khả năng cảm thụ văn học cho học sinh bằng cái nhìn đối sánh. Chính cái nhìn và cách cảm thụ này có thể sẽ tạo nên nét sắc sảo cho bài làm văn về nghị luận văn học. Thiết nghĩ, đề tài này rất dễ áp dụng, chỉ u cầu giáo viên có sự đầu tư tìm tịi trong chun mơn nhưng khơng cần dùng nhiều đến dụng cụ hay đồ dùng dạy học mà vẫn dễ dàng thực hiện được.