CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4. Các kiểu bài tập về dạy hội thoại cho học sinh trong sách giáo khoa Tiếng
4.1. Kiểu bài tập dạy tập thuyết trình, tranh luận:
a) Cấu trúc của bài tập:
Bài tập này đƣa ra một đề tài (mẩu chuyện hoặc bài ca dao …) , sau đó yêu cầu học sinh nêu ý kiến tranh luận, thuyết trình bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
Bài tập 1: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam (trong bài Cái
gì quý nhất) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.
Mẫu: (Hùng) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý nhƣ vàng. Trong bài Hạ gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta ”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi ngƣời. Có ai trong chúng ta khơng ăn mà sống đƣợc đâu?... (Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1)
* Với bài tập này, học sinh phải tạo ra đƣợc các đoạn thuyết trình ngắn phù hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục ngƣời nghe.
Đây là bài tập đầu tiên giúp học sinh làm quen với thuyết trình, tranh luận nên đã có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài nhằm định hƣớng cho học sinh. Điều này có ƣu điểm và hạn chế nhất định:
+ Ƣu điểm:
- Học sinh có thể dựa vào mẫu để đóng vai Quý hoặc Nam trình bày ý kiến của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng, khơng cần sáng tạo.
- Phát huy đƣợc khả năng giao tiếp (thuyết trình, trao đổi, …) cho học sinh + Hạn chế:
- Tiếp thu bài thụ động, theo khn mẫu.
- Lí lẽ và dẫn chứng các em đƣa ra thƣờng ngắn, đơn giản, xoay quanh ý kiến của nhân vật trong bài
- Học sinh chƣa gắn đƣợc ý kiến của các nhân vật trong bài với các vấn đề trong cuộc sống do vốn kinh nghiệm, ngơn ngữ của các em cịn hạn chế. Do vậy mà ý kiến các em đƣa ra thƣờng chƣa phong phú.
b) Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập:
- Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẩu chuyện, xác định số ý kiến của các nhân vật, những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra, đọc kĩ mẫu.
- Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến
- Thao tác 3: Sáng tạo thêm các các lí lẽ và dẫn chứng nhƣng vẫn đảm bảo lí lẽ và dẫn chứng gốc.
Bài tập 2: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dƣới đây,
em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn: Đất, Nƣớc, Khơng Khí và Ánh Sáng đều tự cho mình là ngƣời cần nhất đối với cây xanh.
Đất nói:
- Tơi có chất màu để ni cây lớn. Khơng có tơi, cây khơng thể sống đƣợc! Nƣớc kể công:
- Nếu chất màu khơng có nƣớc vận chuyển thì cây có lớn lên đƣợc khơng? Khơng Khí chẳng chịu thua:
- Cây xanh rất cần khí trời. Khơng có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ. Cịn Ánh Sáng nhẹ nhàng nói:
- Cây cối dù có đủ đất, nƣớc, khơng khí nhƣng thiếu ánh sáng thì sẽ khơng thể có màu xanh. Khơng có màu xanh thì cịn gọi là cây xanh sao đƣợc!
(Bài tập 1 trang 93 - TV5, tập 1)
* Giống nhƣ bài tập 1, bài tập này học sinh phải tạo ra đƣợc các đoạn thuyết trình ngắn phù hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục ngƣời nghe. Nhƣng do là tiết thứ hai nên khơng cần có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài. Điều này có ƣu điểm và hạn chế nhất định:
- Ƣu điểm:
+ Học sinh tự do tìm lí lẽ và dẫn chứng theo quan điểm của mình. + Ý kiến đƣa ra đa dạng, phong phú.
+ Học sinh tự khám phá ra kiến thức cho mình. + Tiếp thu bài nhanh, chắc chắn.
+ Phát triển khả năng sáng tạo lời thoại, ngôn ngữ, tƣ duy, khả năng lập luận có lí cho học sinh.
- Hạn chế: Những học sinh trình độ đại trà hoặc yếu sẽ gặp khó khăn trong việc sáng tạo đƣợc lời thoại, tìm lí lẽ, dẫn chứng.
* Một số lƣu ý khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện bài tập:
- Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẩu chuyện, xác định số nhân vật và ý kiến của các nhân vật, những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra.
- Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến, sự cần thiết của từng thành phần: đất, nƣớc, khơng khí, ánh sáng trong đời sống.
- Thao tác 3: Sáng tạo thêm các lí lẽ và dẫn chứng nhƣng vẫn đảm bảo lí lẽ và dẫn chứng gốc.
Bài tập 3: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi ngƣời thấy
rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài cao dao sau: Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đè ra trƣớc gió cịn chăng, hỡi đèn? Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Bài tập này giống bài tập 2, chỉ có một khó khăn khác đối với học sinh: đối với học sinh thành phố thì sự hiểu biết về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc sống trƣớc khi có điện rất khó hình dung đối với các em, kinh nghiệm thực tế khơng có, mặt khác việc ngắm trăng đối với trẻ em thành phố là cái gì đó xa vời nên việc xâu chuỗi các sự kiện để tìm lí lẽ và dẫn chứng đƣa ra nhằm thuyết phục đƣợc mọi
ngƣời là rất khó nếu khơng có sự trợ giúp của giáo viên. Do vậy khi hƣớng dẫn học sinh thực hiện bài tập giáo viên nên thu thập tƣ liệu (tranh ảnh, băng hình, tin tức..) nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc sống của ơng cha ta, từ đó học sinh mới có thể thực hiện đƣợc bài tập đầy đủ, phát huy khả năng sáng tạo, ngôn ngữ cho học sinh, mặt khác tích hợp việc hiểu cuộc sống của con ngƣời cho học sinh.