Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) tiểu học biện pháp dạy tốt hội thoại trong môn tiếng việt 5 (Trang 31 - 37)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2.Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại:

4. Các kiểu bài tập về dạy hội thoại cho học sinh trong sách giáo khoa Tiếng

4.2.Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại:

a) Cấu trúc của bài tập:

Bài tập này nêu ra một đoạn chuyện hay một câu chuyện, sau đó yêu cầu học sinh chuyển thành một đoạn thoại hay một cuộc thoại theo một số gợi ý. Sách tiếng Việt 5 có một số bài tập theo kiểu này:

Bài tập 1: Tập viết đoạn đối thoại

1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:

Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ơng, muốn xin riêng cho một ngƣời làm chức câu đƣơng. Trần Thủ Độ bảo ngƣời ấy:

- Ngƣơi có phu nhân xin cho làm chức câu đƣơng, khơng thể ví nhƣ những câu đƣơng khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Ngƣời ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợí ý sau:

Xin Thái sư tha cho!

Nhân vật: Trần Thủ Độ; một phú nông muốn xin làm chức câu đƣơng; mấy anh lính hầu.

Cảnh trí: Cơng đƣờng có đặt một án thƣ lớn. Trên án thƣ có một hộp bút, vài

cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thƣ. Hai bên có mấy ngƣời lính đứng cung kính.

Thời gian: Buổi sáng Gợi ý lời đối thoại:

- Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời cho phú nơng vào. - Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông. - Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đƣơng

- Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đƣơng. - Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nơng để đánh dấu. - Phú nông sợ hãi kêu van xin tha.

- Trần Thủ Độ tha cho anh ta.

Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào!

(Lính đi ra, sau đó dẫn vào một ngƣời khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhƣng hơi quê kệch) .

Phú nông: - Lạy Đức Ông!

Trần Thủ Độ: - Ngƣơi có phải là Đặng Văn Sửu không? Phú nông: …..

(Bài tập 1-2 (trang 77,78) - Tiếng Viết 5, tập 2)

Thực hiện bài tập này, học sinh có nhiệm vụ cần tạo ra các đoạn đối thoại phù hợp nội dung câu chuyện. Học sinh sẽ gặp một số khó khăn:

- Các em phải huy động chủ yếu vốn sống gián tiếp về nhà Trần mới là đƣợc bài tập, trong khi vốn sống này ở đa số các em hầu nhƣ chƣa có gì.

- Các em chƣa đƣợc hƣớng dẫn cách chuyển thể câu chuyện thành đoạn thoại.

Bài tập 2: Tập viết đoạn đối thoại

1. Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:

Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một ngƣời quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

- Tơi là vợ thái sƣ mà bị kẻ dƣới khinh nhờn.

Ông cho bắt ngƣời quân hiệu đến. Ngƣời này nghĩ là phải chết. Nhƣng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

- Ngƣơi ở chức thấp mà biết giữ phép nƣớc nhƣ thế, ta cịn trách gì nữa! Nói rồi, lấy vàng, lụa thƣởng cho.

2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết

tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:

Giữ nghiêm phép nước

Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; ngƣời quân hiệu; một vài ngƣời

lính và gia nơ.

Cảnh trí: Một căn phịng rộng có kê án thƣ, trên có hộp bút, mấy cuốn sách,

Thời gian: Khoảng gần trƣa. Gợi ý lời đối thoại:

- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị ngƣời quân hiệu coi thƣờng

- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt ngƣời quân hiệu. - Quân lính áp giải ngƣời quân hiệu vào.

- Trần Thủ Độ hỏi ngƣời quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ơng xuống kiệu khơng, có biết bà là phu nhân của thái sƣ không.

- Ngƣời quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện. - Trần Thủ Độ khen ngợi, thƣởng vàng và lụa cho ngƣời quân hiệu.

(Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phịng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc) Trần Thủ Độ: - (Ngạc nhiên) Phu nhân sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu: - (Tấm tức) Phép nƣớc bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên

quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sƣ. Nhƣ thế thì cịn trên dƣới gì nữa!

Trần Thủ Độ: - Bà hãy bớt nóng giận đi! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu

chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu: - Hơm nay tơi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu

nhất định bắt tơi xuống kiệu. Ơng nghĩ xem: Tôi là vợ quan thái sƣ, thế mà kẻ dƣới dám khinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ: ……

Bài tập 3: Tập viết đoạn đối thoại

1. Đọc đoạn một trong hai phần sau đây của truyện Một vụ đắm tàu:

a) Phần I: Từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Có thể đặt tên phần này là Làm quen hoặc Giu-li-ét-ta.

b) Phần II: Từ cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết. Có thể đặt tên phần này là

Cơn bão hoặc Marli-ô.

2. Em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một

trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau:

Nhân vật: Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô, một vài hành khách và thuỷ thủ.

Cảnh trí: Buổi chiều tối, trên boong một chiếc tàu thuỷ giữa đại dƣơng,

Giu-li-ét-ta đang đứng tựa vào lan can, nhìn ra biển. Xung quanh em, một vài hành khách và thuỷ thủ đang trò chuyện với nhau về

biển, về thời tiết hoặc về con tàu.

Gợi ý lời đối thoại:

- Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô chào nhau, làm quen với nhau.

- Từng bạn kể về mình, về gia đình, về mục đích của chuyến đi. - Hai bạn chia tay, hẹn ngày mai gặp lại.

- Giu-li-ét-ta kêu lên khi thấy bạn bị xô ngã và an ủi bạn khi băng bó cho bạn.

Ma-ri-ơ : - (Bước đến bên Giu-li-ét-ta) Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không?

Giu-li-ét-ta: - (Vui vẻ) Ồ khơng, khơng! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ tồn

ngƣới lớn, chẳng biết nói chuyện với ai. Cậu tên là gì?

Ma-ri-ô: - Mình là Ma-ri-ơ, 12 tuổi. Cịn cậu? Giu-li-ét-ta: - Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.

Ma-ri-ơ: - Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à? Giu-li-ét-ta: ………

Màn 2: Ma-ri-ô

Nhân vật: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta, một số phụ nữ, trẻ em và một thuỷ thủ.

Cảnh trí: Ban đêm. Cơn bão dữ dội. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng

thân tàu. Con tàu đang chìm dần, nƣớc tràn ngập các bao lơn. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ơm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Chiếc xuồng cuối cùng đƣợc thả xuống biển.

Gợi ý lời đối thoại:

- Trong cơn bão Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô sợ hãi nhắc nhau: “ Cẩn thận”!

- Một ngƣời kêu lên: “ Còn một chỗ đấy! Chỗ cho đứa nhỏ thôi! Xuống mau!”. - Ma-ri-ô nhƣờng chỗ cho Giu-li-ét-ta, thả bạn xuống nƣớc.

- Mọi ngƣời bảo nhau kéo Giu-li-ét-ta lên xuồng.

Ma-ri-ô : - (Hét to) Giu-li-ét-ta! Cẩn thận! Giữ chặt nhé! Giu-li-ét-ta: - (Hét to đáp lại) Ma-ri-ơ! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm! Ma-ri-ơ: - (Hét to) đừng sợ, Giu-li-ét-ta! Trơng kìa, có một chiếc xuồng! Người dưới xuồng: .....

b) Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập:

- Thao tác 1: Đọc kĩ câu chuyện, xác định số nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật; tách riêng từng sự kiện xảy ra.

Ví dụ: trong bài tập 1: đoạn trích truyện Thái sƣ Trần Thủ Độ có:

+ 3 nhân vật: Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ, ngƣời muốn xin chức câu đƣơng.

+ 2 sự kiện: Việc Linh Từ Quốc Mẫu xin chức câu đƣơng cho một ngƣời thân và cách xử trí của Trần Thủ Độ đối với ngƣời xin chức câu đƣơng.

Do Linh Từ Quốc Mẫu không xuất hiện để tham gia trực tiếp cuộc thoại nên sự kiện thứ nhất có thể lƣợc bớt.

- Thao tác 2: Phân biệt rõ trong các sự kiện dự kiến sẽ chuyển thể thành đoạn thoại:

+ Hành động , hoạt động của các nhân vật và trình tự xảy ra (giúp cho việc xác định và sắp xếp các hành động, hoạt động của các đối tƣợng tham gia hội thoại, phân định thứ tự các lƣợt lời.

+ Ý nghĩa, lời nói của các nhân vật đƣợc kể lại gián tiếp (Giúp cho việc xây dựng thành các lời thoại trực tiếp của các đối tƣợng tham gia hội thoại) .

Thao tác 3:

+ Sáng tạo thêm các nhân vật đệm hoặc các lời thoại để diễn giải hoặc nối các sự kiện, các hoạt động của các nhân vật tạo nên sự liền mạch cho cuộc thoại. +Thao tác ghi chép lại cuộc thoại vừa hồn thành, sau đó sửa chữa, hồn chỉnh.

PHẦN 3 KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu nội dung hội thoại trong môn Tiếng Việt lớp 5 ở tiểu học em thấy, đây là một nội dung mới nhƣng có vai trị quan trọng trong đời sống cũng nhƣ trong văn chƣơng. Giờ học có nội dung hội thoại nếu đƣợc tổ chức hợp lí sẽ kích thích đƣợc hứng thú học tập, rèn luyện sự tự tin cũng nhƣ trau dồi kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và để giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên nội dung từng bài tập hội thoại cịn có sự tích hợp ở một số nội dung khác của các phân mơn trong mơn Tiếng Việt. Vì vậy, mỗi giáo viên cần nắm vững chƣơng trình mơn Tiếng Việt của lớp mình phụ trách cũng nhƣ của cả cấp học để có những hiểu biết nhất định về hội thoại, về vai trò của hội thoại , trau dồi vốn sống, vốn giao tiếp, từ đó có phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức, con đƣờng chuyển tải nội dung dạy cho học sinh một cách tự nhiên, gợi mở, chân thật, phù hợp, khơng gị bó. Giúp học sinh phát triển tồn diện.

Bên cạnh đó, nhà trƣờng cịn cần tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động tập thể với các chủ đề gần gũi, thân thuộc, phù hợp với lứa tuổi của các em để các em có cơ hội trau dồi khả năng giao tiếp, học hỏi lẫn nhau qua giao tiếp, nhất là khả năng tham gia hội thoại với nhiều ngƣời trong một cuộc giao tiếp, các em nói theo cách nghĩ và cách nói của mình, khơng gƣợng ép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thủy An, Lý luận dạy học Tiếng Việt và Văn học ở tiểu học,

Trƣờng Đại học Vinh, 2000.

2. Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh , Dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.

3. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội, 1999. 4. Nguyễn Thị Hạnh , Dạy học đọc hiểu ở tiểu học, NXB Đại học Quôc gia Hà Nội 2002.

5. Phạm Minh Hùng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trƣờng

Đại học Vinh, 2004.

6. Trịnh Thị Hƣơng, Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4,

Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh, 2009.

7. Phạm Thị Hồng Mai, Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Luận văn thạc sỹ Giáo

dục học, Đại học Vinh, 2009.

8. Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Tiểu mô đun Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, 2006.

9. Lê Phƣơng Nga, Tìm hiểu vốn từ của HS tiểu học, Nghiên cứu Giáo dục

(8), 1974.

10. Lê Phƣơng Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Phương pháp dạy học Tiếng

Việt ở tiểu học 1, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009.

11. Lê Phƣơng Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2, NXB

ĐHSP, Hà Nội, 2009.

12. Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí, Phương Pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) tiểu học biện pháp dạy tốt hội thoại trong môn tiếng việt 5 (Trang 31 - 37)