Củng cố dặn dò:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 dân tộc mông (Trang 26 - 28)

Nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh học tốt. Đọc lại bài, đọc trước bài: Sau cơn mưa.

HS trả lời Nhận xét.

2 học sinh đọc câu hỏi 1

Cả lớp đọc thầm 1 học sinh đọc khổ thơ 1, trả lời câu hỏi.

Vài học sinh nhắc lại câu trả lời. 2 học sinh đọc câu hỏi 2.

1 học sinh đọc câu khổ thơ 2. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2 học sinh thi đọc diễn cảm (3 em)

Tự nhận xét.

Thi đọc thuộc lòng.

Từng cặp học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu ở sách giáo khoa

Nêu lại nội dung của bài.

........................................................................................................................ ........................................................................................................................

_________________________*****_______________________ - Trong phần ví dụ cụ thể về bài soạn tơi chỉ đưa ra 02 bài đặc trưng:

01 bài về phần vần; 01 bài phần Tập đọc để tham khảo. Trong các bài soạn có dịng để trống ở cuối mỗi tiết nhằm để giáo viên sau mỗi tiết dạy có sự bổ sung điều chỉnh về hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy cho các tiết sau đạt hiệu quả tốt hơn.

- Ngoài việc hướng dẫn, rèn học sinh đọc trong giờ học Tiếng Việt giáo viên cần kết hợp rèn học sinh đọc trong tất cả các giờ học khác như tiết Tốn. Ví dụ: Khi dạy bài 8: Các số 1, 2, 3, 4, 5. Các em học sinh dân tộc Mông sẽ đọc số bốn, năm thành “bố, na”. Giáo viên phải đọc mẫu thật đúng, hướng dẫn học sinh quan sát cách phát âm khi đọc số tự nhiên 4, 5: khi phát tiếng bốn ta ngậm môi chặt khi nhả chữ ta bật môi để phát ra âm thanh, dây thanh sẽ rung cịn khi phát âm bố mơi chỉ mở nhẹ khi nhả chữ, dây thanh không rung. Tương tự đối với năm/na, khi phát âm na luồng hơi bị chặn giữa ngạc cứng và lưỡi sau đó thốt ra đường miệng; cịn khi phát âm năm khi nhả chữ luồng hơi chị chặn lại trong khoang miệng môi ngậm lại. Phải hướng dẫn học sinh đọc đúng ngay từ khi hình thành số song song với việc học tính tốn, hướng dẫn và cho học sinh đọc, nói theo nhiều hình thức như các nhân, nhóm, tổ, cả lớp đọc đồng thanh cùng với việc nghe bạn, thầy, cơ đọc, nói. Cùng với mơn Tốn thì trong mơn Tự nhiên và Xã hội và các môn như Âm nhạc, Nghệ thuật...giáo viên cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc rèn học sinh nói, đọc tiếng Việt cho đúng chuẩn. Ví dụ: khi dạy mơn Tự nhiên và Xã hội bài 3: Nhận biết các vật xung quanh. Giáo viên chú ý rèn học sinh nói đúng tên các đồ vật trong hình ảnh như bơng hoa, con mèo, quả bóng...giáo viên có thể kết hợp sử dụng tiếng Mông để gọi tên các đồ vật đó nhưng ngay sau đó thì phải sử dụng tiếng Việt để nói tên chúng ngay. Trong mơn Âm nhạc giáo viên đặc biệt chú ý hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng Việt khi đọc lời bài ca và chú ý chỉnh sửa uốn nắn khi học sinh hát. Cùng với việc rèn đọc ở lớp giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự đọc, nói tiếng Việt khi ở nhà, giáo viên cần giao bài cụ thể để học sinh đọc bài nhiều lần trước khi đến lớp dần dần rèn cho học sinh có ý thức, thói quen rèn đọc, rèn nói tiếng Việt ở mọi nơi, mọi lúc.

- Trong giảng dạy giáo viên phải chú ý đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng, vùng miền, dạy đúng quy trình và đặc trưng bộ mơn. Đối với học sinh yếu cần lập kế hoạch thời gian chi tiết cụ thể, nâng dần kiến thức để học đạt theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, họp Hội đồng chủ nhiệm cần báo cáo sự tiến bộ và kết quả đọc của học sinh tới Tổ trưởng và giáo viên trong tổ để từ đó giáo viên nào còn vướng mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ giúp đỡ.

4. Đối với học sinh

- Cần đi học chuyên cần, nghỉ học phải có lý do và được sự nhất trí của nhà trường. Phải chăm chỉ học hành. Trong giờ học chú ý khi cô giáo hướng dẫn phát âm tiếng Việt, quan sát thật kĩ để thực hiện theo cô và các bạn. Học sinh cần chủ động và kiên trì trong khi luyện nói, đọc tiếng Việt.

- Phải tích cực rèn luyện đọc và nói tiếng phổ thơng. - Thực hiện tốt việc học tập theo nhóm.

- Tăng cường chủ động giao tiếp với các bạn và mọi người xung quanh bằng tiếng Việt nhằm nâng cao kỹ năng nói và đọc tiếng Việt.

5. Đối với gia đình

- Gia đình phải có góc học tập riêng cho học sinh khi học ở nhà. Cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh khi ở nhà.

- Thường xuyên liên hệ với giáo viên để nắm tình hình học tập của học sinh. Tích cực trao đổi và sử dụng tiếng Việt cùng học sinh nhằm giúp học sinh luyện giao tiếp tiếng Việt trong cộng đồng.

6. Đối với chính quyền, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các đoàn thể địa phương đoàn thể địa phương

- Phối hợp với nhà trường và giáo viên trong quá trình huy động học sinh đi học chuyên cần, rèn phát âm cho học sinh.

- Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, huy động nguồn lực chăm lo cho giáo dục, kịp thời hỗ trợ học sinh và gia đình có hồn cảnh khó khăn.

- Thường xuyên nắm bắt số lượng, chất lượng giáo dục và tổ chức họp giao ban hàng tháng hoặc đột xuất để bàn các giải pháp thúc đẩy giáo dục phát triển.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) rèn phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 dân tộc mông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)