Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp A chứa axetilen, propilen và metan thu được
12,6 gam H2O. Mặt khác 5,6 lít hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 40 gam brom. Xác định thành phần % về thể tích của hỗn hợp ban đầu biết thể tích các khí đo ở đktc.
Đáp số : % C2H2 = 50; % CH4 = % C3H6 = 25%
Bài 2. Hỗn hợp X gồm C2H4, C3H4 và C3H8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 14,4
gam nước. Mặt khác 0,3 mol hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với 270 gam dd Br2 20%. Tính
thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Đáp số : % C2H4 = % C3H4 = % C3H8 = 33,33%
Bài 3. Hỗn hợp X gồm C2H4, C3H4 và C3H8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 35,2
gam CO2. Mặt khác 0,3 mol hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với 270 gam dd Br2 20%. Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Đáp số : % C2H4 = % C3H4 = % C3H8 = 33,33%
Bài 4. Hỗn hợp X gồm axetilen, etan và propen. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được
79,2 gam nước. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với 500 gam dd Br2 20%.
Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Đáp số : % C2H2 = 50; % C2H6 = % C3H6 = 25%
Bài 5. Đốt cháy hoàn m gam toàn hỗn hợp X gồm C2H4, C3H4 và C3H8, thu được 4,4
gam CO2 và 25,2 gam H2O. Tính m. Đáp số : m = 4 gam
Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm C2H4, C3H4 và C3H8. Sản phẩm thu
được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Tính khối lượng của hỗn hợp X ban đầu.
Đáp số : 3 gam
Bài 7. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 27,8 gồm butan, metylxiclopropan, but-2-en,
đivinyl. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X thu được m gam CO2 và nước. Tính m. Đáp số : 36,66 gam
Bài 8. Hỗn hợp A chứa 0,06 mol hỗn hợp CH3OH và một ancol cùng dãy đồng đẳng có
khối lượng là 4,02 gam. Cho toàn bộ hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 6 gam CH3COOH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, giả sử hiệu suất của phản ứng đạt 100%). Tính khối lượng este thu được.
Đáp số: 6,54 gam
Bài 9. Cho 0,1 mol axit đơn chức X phản ứng với 0,15 mol ancol đơn chức Y thu được
4,5 gam este A với hiệu suất của phản ứng este hóa là 75%. Xác định tên gọi của X và Y.
Đáp số: X là axit focmic ; Y là ancol metylic.
Bài 10. Hỗn hợp A gồm một axit no đơn chức và hai axit không no đơn chức chứa một
liên kết đôi, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1M, được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A thu được 26,72 gam CO2 và H2O. Xác định công thức phân tử của các chất trong A.
Đáp số : HCOOH, C2H3COOH, C3H5COOH.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Tiên Lữ tôi đã nghiên cứu và áp dụng các nội dung trên vào việc dạy các chuyên đề hố học lớp 11,12 và đặc biệt dạy ơn thi đại học ,ôn thi học sinh giỏi và qua đó tơi rút ra được một số kêts luận sau:
- Thứ nhất: Với việc dạy theo các phương pháp giải bài tập như trên giúp học sinh có thể giải nhanh hơn các bài tập và các em tư duy tốt hơn, tự tin hơn trước một bài tốn khó.
- Thứ hai: Với việc nắm bắt được các phương pháp giải học sinh có thể chọn cho mình cách giải nhanh nhất để làm các bài tập trắc nghiệm và học sinh giải bài tập nhanh hơn. Học sinh khơng cịn bị gị bó với cách giải bài tập theo kiểu tự luận truyền thống như trước đây.
- Thứ ba: Các dạng bài tập đều có các phương pháp giải mẫu nên giúp các em dễ hiểu. Hệ thống các phương pháp giải bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh và đặc biệt là giúp học sinh ôn thi đại học, cao đẳng và thi học sinh giỏi.
Cụ thể năm học 2011-2012 tôi đã áp dụng chuyên đề này cho học sinh lớp 12A1 và 12A2, sau đó có kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của các em qua bài kiểm tra. Kết quả thu được như sau: