Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của giá bất động sản đến tín dụng ngân hàng tại TP HCM (Trang 66)

Kết quả đạt được:

Kiểm định sự tác động của giá BĐS đến tín dụng ngân hàng, đúng theo kỳ vọng của tác giả có tồn tại sự tác động một chiều này. Điều này có thể lý giải giá BĐS thường biến động trước so với tín dụng ngân hàng và sự tác động đến tín dụng ngân hàng cũng mạnh hơn chiều ngược lại. Khi cơn sốt giá nhà đất tăng lên kéo theo một lượng lớn đầu tư vào thị trường BĐS nhằm hưởng lợi cao, đồng thời sự tăng trưởng nóng phía cung nhằm đáp ứng phía cầu cũng đẩy nhanh đầu tư các dự án BĐS, có rất nhiều kênh truyền dẫn vốn vào thị trường BĐS trong đó có nguồn cung tín dụng, khi mọi người bắt đầu nhận ra giá BĐS tăng liên tục sẽ là cơ hội kinh doanh kiếm lời thì việc vay nợ để đáp ứng vốn cho nhu cầu đó là hồn tồn khả thi. Độ trễ của giá BĐS tác động đến tín dụng ngân hàng là 3 tháng. Về mức độ giải thích của giá BĐS cho sự biến động của tín dụng ngân hàng cũng ở mức cao khoảng 34% kể từ chu kỳ thứ 4.

Hạn chế và nguyên nhân:

Chuỗi dữ liệu khá ngắn do chỉ số giá BĐS tại TP.HCM chỉ có từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 5 năm 2012 nên không thể thực hiện nghiên cứu tác động của giá BĐS đến tín dụng ngân hàng trong dài hạn. Và chỉ số giá BĐS này là thống kê của Công ty BĐS Vinaland căn cứ theo rổ hàng hóa và lượng giao dịch của Cơng ty nên có thể chưa phản ánh hết thị trường được.

2.5 Đánh giá sự tác động của giá bất động sản đến tín dụng ngân hàng tại TP.HCM

2.5.1Những thành quả đạt đƣợc

- Dòng vốn đổ vào thị trường BĐS là rất lớn, đẩy giá BĐS lên tăng thêm tính hấp dẫn của thị trường từ đó thu hút thêm nhà đầu tư. Hiện nay các nhà đầu tư ngoài sử dụng nguồn vốn tự có họ cịn sử dụng địn bẩy tài chính đó là vay nợ tín dụng để

phục vụ cho nhu cầu của họ. Giá BĐS tăng cũng đã kéo theo tín dụng tăng trưởng, và tín dụng cũng là kênh dẫn vốn vào cho thị trường BĐS.

- Cung BĐS tăng giúp tăng sự cạnh tranh về giá để đáp ứng nhu cầu thực của cá nhân, doanh nghiệp thì các ngân hàng cũng đưa ra các sản phẩm cho vay phù hợp để tìm kiếm lợi ích từ sự thay đổi của giá BĐS.

- Với những thay đổi về pháp luật đối với lĩnh vực BĐS, quy hoạch đất đai, đầu tư hạ tầng đường xá… cũng ảnh hưởng đến giá của BĐS tại các khu vực đó.

- Các chủ đầu tư ngày càng đa dạng hơn các sản phẩm và chương trình ưu đãi cho khách hàng, hiện nay sản phẩm được quan tâm nhất là nhà ở giá rẻ, nhu cầu mua nhà, căn hộ là rất lớn và ở mức giá hợp lý thì sẽ khuyến khích người dân đầu tư vào và tín dụng ngân hàng là kênh lựa chọn để hỗ trợ vốn cho họ.

- Giá BĐS tăng lên giúp cho các doanh nghiệp cá nhân bị hạn chế vay nợ dựa trên tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo được vay vốn nhiều hơn phục vụ cho đời sống, sản xuất kinh doanh…Ngân hàng cũng có thể cấp tín dụng nhiều hơn phù hợp với các quy định về rủi ro tín dụng.

- Thị trường BĐS hấp dẫn sẽ thu hút thêm đầu tư liên kết từ phía các ngân hàng trong đó các dự án liên kết với các ngân hàng lớn sẽ càng làm tăng thêm lòng tin cho các nhà đầu tư.

- Năm 2009 là năm của các dự án BĐS, các chủ đầu tư rất nhiều dự án và sản phẩm bán chạy do các nhà đầu cơ thu gom, vì thế các chủ đầu tư càng mở rộng đầu tư thêm dự án và để đáp ứng nhu cầu vốn thì tín dụng ngân hàng là lựa chọn khả thi.

- Các tài sản mà ngân hàng nắm giữ trong đó có BĐS, khi giá BĐS tăng thì tổng tài sản ngân hàng cũng sẽ lên từ đó phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà chính yếu mang lại nhiều lợi nhuận là hoạt động cấp tín dụng.

2.5.2Một số tồn tại

- Nhà ở phát triển mất cân đối cung - cầu, dẫn đến tồn kho nhà ở gia tăng. Dẫn đến một lượng vốn lớn nằm trong tồn kho BĐS và trong lượng vốn lớn đó có nguồn vốn từ tín dụng. Khơng bán được nhà dễ dẫn đến nợ xấu BĐS.

- Nhà đất chủ yếu được mua đi bán lại để lấy lời, chưa phát huy tác dụng vào mục đích phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống xã hội.

- Giá nhà ở tăng quá cao so với thu nhập của người dân dẫn đến người dân không mặn mà vay vốn mua nhà ở.

- Tiến độ triển khai các dự án chậm, nhiều dự án còn để hoang, chưa triển khai xây dựng do tiềm lực tài chính của phần lớn nhà đầu tư còn hạn chế, thiếu vốn để tiếp tục đầu tư dự án, cơng trình bị dở dang, gây lãng phí, sử dụng chưa hiệu quả quỹ đất vốn ngày càng hạn hẹp của Thành phố để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng bức xúc của người dân.

- Giá BĐS cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế.

- Thị trường BĐS thường lâm vào tình trạng thiếu vốn.

- Thông tin bất cân xứng giữa chủ đầu tư và ngân hàng cũng đã gây ra các hậu quả sau khi cấp tín dụng mà các dự án này đình trệ, ngưng thi cơng hoặc khơng bán được sản phẩm.

- Các doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến mất cân đối vốn. Bên cạnh đó, trong thời gian giá BĐS giảm nhanh, thị trường đóng băng nhưng phản ứng trên thị trường tín dụng diễn ra chậm hơn đã làm cho các khoản vay vượt quá tỷ lệ đảm bảo tài sản, khi khách hàng gặp khó khăn khơng trả được nợ dẫn đến nợ xấu và ngân hàng khó thu hồi được vốn.

2.5.3Nguyên nhân

- Giá BĐS tại TP.HCM chưa phản ánh đúng cung cầu thị trường mà bị các nhà đầu cơ đẩy giá lên vì thế không thể đáp ứng được cho một lượng cầu thực chứ

60

không phải cầu ảo như các nhà đầu cơ về BĐS. Dẫn đến thị trường không bán được hàng, nhu cầu tín dụng cũng giảm vì giá q cao.

- Năm 2011 – 2012 các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã được phát huy hiệu quả; tuy nhiên, thị trường BĐS vẫn tiếp tục đối mặt với khủng hoảng, trầm lắng, diễn ra với hầu hết các phân khúc BĐS, đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, vốn bị tồn đọng khơng quay vịng được, tác động xấu đến các ngành khác như xi măng, sắt thép, trang trí nội thất... mà các ngành này cũng hoạt động dựa trên nguồn vốn tín dụng.

- Nhiều dự án tạm dừng, chậm triển khai; nhiều dự án có sản phẩm hồn chỉnh nhưng không bán được, hàng tồn kho tăng (đa số căn hộ tồn kho có diện tích lớn: 10.039 căn hộ có diện tích 60 – 90 m2, chiếm tỷ lệ 69,3%; 3.406 căn hộ có diện tích trên 90 m2, chiếm tỷ lệ 23,5%) (Sở Xây Dựng TP.HCM, 2012), không phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán hiện tại của người dân, dẫn đến nợ xấu ngân hàng gia tăng đến 31/05/2012 nợ xấu của các ngân hàng là hơn 177 nghìn tỷ đồng (Hữu Nghĩa, 2012).

- Sự phát triển của thị trường BĐS có tác động lan tỏa tới sự phát triển của nền kinh tế; những biến động trên thị trường BĐS ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế. Trong năm 2011, tình trạng thiếu vốn để đầu tư triển khai các dự án BĐS đã ảnh hưởng nhiều đến thị trường BĐS. Lãi suất cho vay năm 2011 là 18% - 20%/năm đã làm tăng giá thành gây khó khăn trong việc bán BĐS. Thêm nữa, giá đầu vào của các vật liệu cơ bản như xi măng, sắt thép, gạch ngói…tăng làm tăng chi phí đầu tư càng làm việc tiêu thụ khó khăn hơn. Nhiều dự án đã bị kéo dài tiến độ hoặc bị đình hỗn, nhiều đơn vị tạm dừng thi công…ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và việc khơng thể hồn thành các dự án để bán sản phẩm hoặc khơng bán được vì giá cao để trả nợ cho ngân hàng gây ra nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng.

- Thị trường BĐS tại TP.HCM vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Vì thế thường dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn khi lạm phát tăng cao,

61

các ngân hàng siết chặt tín dụng. Hệ thống tài chính cần thiết dành cho thị trường BĐS như quỹ đầu tư BĐS, trái phiếu BĐS… vẫn chưa có.

- Giá BĐS khơng tương thích với giá trị thật mà cao hơn rất nhiều là do thiếu minh bạch tạo ra cầu ảo ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữu BĐS của dân cư và việc cấp tín dụng dựa trên giá BĐS cũng gây ra nhiều rủi ro.

- Thị trường tín dụng vẫn bị động trước những thay đổi của chu kỳ giá BĐS, ngân hàng dự báo vẫn chưa tốt và phản ứng trước những thay đổi này vẫn còn chậm. Cụ thể trong giai đoạn thị trường BĐS bùng nổ các ngân hàng ồ ạt cho vay dựa trên giá trị tài sản được định giá cao nhưng khi thị trường BĐS đi xuống, giá giảm nhanh thì các ngân hàng khơng kịp điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đã làm tăng thêm rủi ro cho phía ngân hàng.

- Do các người dân vẫn thích gửi kỳ hạn ngắn tại các ngân hàng để khi cần có thể rút ra để đầu tư hoặc chi tiêu ngay dẫn đến việc huy động kỳ hạn trung dài hạn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp khơng thể vay được các nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư nên đã vay ngắn hạn nhưng mục đích lại sử dụng cho dài hạn.

Kết luận chƣơng 2

Thực trạng sự tác động của giá BĐS đến tín dụng ngân hàng tại TP.HCM từ năm 2009 đến năm 2012 đã phản ánh phần nào diễn biến thị trường BĐS và dư nợ tín dụng hiện nay.

Kiểm định sự tác động của giá BĐS đến tín dụng ngân hàng là một chiều và sự tác động này có đỗ trễ là 3 tháng. Đồng thời nêu ra các thành tựu đạt được cũng như hạn chế của đề tài và nguyên nhân.

Trong chương 2 này tác giả đã nêu ra được các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của sự tác động giá BĐS đến tín dụng ngân hàng tại TP.HCM. Như vậy sự tác động này mang tính tích cực và cũng có tiêu cực, vì thế chương 3 tác giả sẽ đưa ra các định hướng cho hoạt động tín dụng trong tương lai và khuyến nghị nhằm hạn chế những tồn tại đã nêu trong chương này.

CHƢƠNG 3: CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TP.HCM TĂNG TRƢỞNG ỔN ĐỊNH VÀ BỀN VỮNG TRƢỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHU KỲ TĂNG TRƢỞNG THỊ

TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

3.1 Các khuyến nghị cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong thời điểm thị trƣờng bất động sản tăng trƣởng âm nhƣ hiện nay

Để dịng vốn tín dụng lưu thơng trong thời gian tới, khơng thể chỉ trơng chờ vào chính sách tiền tệ, mà cần có các giải pháp đồng bộ thực hiện để tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của DN, qua đó tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng. Bên cạnh đó, để khơi thơng dịng vốn tín dụng trong nền kinh tế, bản thân các DN cũng phải tiến hành cơ cấu lại hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nhận thức tín dụng nhà ở là chương trình trọng điểm, vấn đề xử lý hàng tồn kho BĐS là vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng quan trọng, tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, thị trường BĐS là một trong những thị trường có vị trí và vai trị quan trọng đối với nền kinh tế, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng… Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường này sẽ góp phần quan trọng vào q trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giúp các thị trường khác phát triển. Mà các thị trường này đều phụ thuộc phần nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng, vì vậy sự phát triển của các thị trường sẽ giúp tín dụng tăng trưởng. Bên cạnh đó, tác giả đánh giá việc xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách vì nợ xấu đang cản trở tín dụng khơng đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Vì thế, cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ. Tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

3.1.1 Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng

Việc ứ đọng vốn hiện nay là do sự tiếp cận giữa ngân hàng và DN chưa bắt nhịp được nhau. Trong đó, nhiều DN đang có nhu cầu vốn, nhưng cũng khơng thể tiếp cận được vốn vay, do không đáp ứng được điều kiện tín dụng ngân hàng đưa ra. Bởi thị trường khó khăn, trong những năm qua, nhiều DN kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ, nên bị liệt vào nhóm khách hàng có nợ xấu, buộc ngân hàng phải thận trọng khi trao vốn. Thực tế hiện nay, các quy định về phân loại nợ khắt khe hơn, buộc ngân hàng trích lập dự phịng theo quy định, nên không thể không thận trọng trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng và rủi ro nợ xấu trước khi trao vốn. 3.1.1.1Phân khúc khách hàng

Định hướng tín dụng trong tương lai là phải chọn lọc phân khúc khách hàng để phát triển dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Trong những năm tới vẫn ưu tiên chất lượng tín dụng, lấy an tồn, hiệu quả, phát triển bền vững làm tiêu chí hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh. Thực hiện các mục tiêu giải quyết hàng tồn kho, xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Trong ngắn hạn, hạn chế cung tín dụng cho các dự án mới và các dự án đang xây dựng bước đầu bị thiếu vốn vì lượng cung BĐS trên thị trường đã rất lớn, tập trung cấp tín dụng cho các dự án gần hoàn thành. Trong dài hạn, hướng vốn tín dụng vào các chủ đầu tư xây dựng căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội… cải thiện tình trạng trì trệ của thị trường BĐS.

Hướng tín dụng đến các đối tượng có thu nhập trung bình có nhu cầu mua các căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội. Tập trung cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ và kinh tế hộ gia đình. Nền kinh tế đất nước trụ vững, tồn tại qua khó khăn phụ thuộc một phần không nhỏ vào chính những thành phần này. Thời gian tới khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, kinh tế hộ gia đình vẫn là bộ phận vận hành chính cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn rất năng động, thích ứng với thị trường, ít có hợp đồng dài hạn nên nguy cơ nợ xấu cũng rất thấp. Cho các doanh nghiệp này vay sẽ giúp đầu ra

của ngân hàng được khơi thông. Khi vốn được đẩy vào nền kinh tế sẽ giúp sản xuất khởi sắc qua đó giải quyết được các khó khăn hiện nay.

Ngân hàng phải chú trọng đến chất lượng tín dụng, tái cấu trúc lại danh mục tín dụng trong giới hạn quy định, không chỉ chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận từ mở rộng tín dụng mà thiếu sự kiểm sốt.

3.1.1.2Định hướng lãi suất

Doanh nghiệp cần vay vốn trung dài hạn để phát triển sản xuất thì lãi suất cho vay vẫn khá cao. Hiện ngân hàng mới chỉ giảm lãi suất cho vay ngắn hạn. Hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tác động của giá bất động sản đến tín dụng ngân hàng tại TP HCM (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w