Những thành tựu và hạn chế trong phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 96 - 130)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Những thành tựu và hạn chế trong phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

quốc các cấp tại các tỉnh Đông Nam Bộ

3.3.1. Về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh Đông Nam Bộ

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự của MTTQ Việt Nam các cấp được thực hiện theo quy định tại Luật MTTQ Việt Nam năm 2015, Quy định số 212-QĐ/TW ngày 30/12/2019 của Ban Chấp hành Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT - XH cấp tỉnh, cấp huyện [5]; Điều lệ MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 [65]; Thông tri số 28/TT-MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ngày 06/8/2018 Hướng dẫn Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019 -2024) [9]; Thông tri số 08/TT-MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ngày 28/7/2020 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024 [10]; Hướng dẫn số 94/HD-MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ngày 30/11/2017 Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, cộng tác viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã [8].

Cơ cấu tổ chức bộ máy của MTTQ các tỉnh ĐNB đã ngày càng ổn định, có chiều sâu, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, cụ thể:

- Cơ cấu Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh: Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ XI (2019 - 2024) có 138 ủy viên, Ban Thường trực có 11 ủy viên và có 06 ban chuyên trách: Dân tộc - Tơn giáo; Văn phịng; Ban Tổ chức; Ban Dân chủ - Pháp luật; Ban Tuyên giáo - Đối ngoại; Ban Văn hóa - Xã hội), các Hội đồng tư vấn: Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật; Hội dồng tư vấn kinh tế - Văn hóa - Xã hội và các tổ chức thành viên; Ủy ban MTTQ các tỉnh cịn lại trong vùng (nhiệm kỳ 2019 - 2024) có từ 65 - 95 ủy viên (Đồng Nai: 96 ủy viên, Bà Rịa - Vũng Tàu: 95 ủy viên; Bình Dương: 95 ủy viên; Tây Ninh: 75 ủy viên; Bình Phước: 80 ủy viên); Ban thường trực có 07 - 09 ủy viên, các ban trực thuộc: Văn phòng; Ban Dân chủ - Pháp luật; Ban Dân tộc - Tôn giáo (Ban Đối ngoại); Ban phong trào; Ban Tổ chức - Tuyên giáo; các Hội đồng tư vấn: Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật; Hội dồng tư vấn kinh tế - Văn hóa - Xã hội,... và các tổ chức thành viên.

- Cơ cấu ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện: có từ 45 - 65 ủy viên; Ban thường trực từ 03 - 05 ủy viên (gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực); ban trực thuộc; Ban Tư vấn và các tổ chức thành viên.

- Cơ cấu Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã: có từ 30 - 55 ủy viên; Ban thường trực có ít nhất 03 ủy viên (gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực); tổ tư vấn và các tổ chức thành viên.

3.3.2. Kết quả phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tại các tỉnh Đơng Nam Bộ

Trong q trình thực hiện luận án, NCS đã tiến xây dựng mẫu khảo sát xã hội học (phụ lục 1) với tổng số phiếu điều tra là 1200, kết quả thu về 1050 phiếu (gồm 16 câu hỏi được khảo sát), kết quả khảo sát được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS (phụ lục 2) và sử dụng trong các nội dung của luận án, cụ thể đối tượng được khảo sát như sau:

- Về địa bàn: chọn 3 địa bàn điển hình mang tính đại diện để khảo sát TP. Hồ Chí Minh: 337 phiếu; Bà Rịa - Vũng Tàu: 359 phiếu; Tây Ninh 354 phiếu.

- Về giới tính của đối tượng được khảo sát: nam: 542 người (51,6%); nữ: 508 người (48,4%).

- Về độ tuổi của đối tượng được khảo sát: dưới 30 tuổi: 33 người (3,1%); từ 31 - 40 tuổi: 689 người (65,6%); từ 41-50 tuổi: 295 người (28,1%) và trên 50 tuổi: 33 người (3,1%).

- Về đơn vị công tác của đối tượng được khảo sát: Cơ quan Đảng: 221 người (21%); Chính quyền địa phương: 356 người (33,9%); Mặt trận và các đoàn thể: 473 người (45%).

- Về cấp địa phương tiến hành khảo sát: tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:150 người (14,3%); quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: 566 người (53,9%); phường, xã, thị trấn: 334 người (31,8%).

- Về trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát: Trung học phổ thông: 03 người (0,3%); Đại học: 782 người (74,5%); Sau đại học: 265 người (25,2%).

3.3.2.1. Về chủ thể phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các tỉnh Đông Nam Bộ

* Thành tựu

MTTQ Việt Nam các tỉnh ĐNB và các tổ chức thành viên đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng trong tuyên truyền, vận động, tập hợp nhân dân; các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động hướng mạnh về cơ sở đã huy động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân tộc; nhiều mơ hình mới, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả mang tính thiết thực được nhân rộng, lan tỏa. Trong những năm qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ các tỉnh ĐNB xác định là tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể CT - XH theo hướng nâng cao năng lực đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các giới, các tầng lớp nhân dân. Nâng cao hiệu quả giám sát, PBXH, khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động của MTTQ và đoàn thể CT - XH các cấp.

MTTQ các cấp tại các tỉnh ĐNB đã chú trọng việc tích cực, thường xuyên tổ chức quán triệt và triển khai Luật MTTQ Việt Nam vào thực tiễn cuộc sống. Hằng năm, vào quý IV, căn cứ quy định tại Quyết định số 217-QĐ/TW, Luật MTTQ Việt Nam, Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-

ĐCTUBTWMTTQVN và các văn bản của MTTQ Trung ương hướng dẫn về hoạt động PBXH, trên cơ sở thông tin về các dự thảo VBQLPL hoặc chương trình, đề án, kế hoạch của chính quyền cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội cần sự tham gia PBXH của MTTQ. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tại các tỉnh ĐNB xây dựng kế hoạch PBXH theo quy định trên cơ sở trao đổi, thống nhất với HĐND, UBND cùng cấp về nội dung, lĩnh vực, địa bàn và thời gian thực hiện.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch PBXH hằng năm của MTTQ các cấp tại các tỉnh ĐNB.

Tiêu chí Kết quả (phiếu) Tỷ lệ (%)

Được xây dựng hằng năm 714 68,0

Được xây dựng 6 tháng 64 6,1

Được xây dựng hằng quý 90 8,6

Chỉ xây dựng khi có yêu cầu PBXH 144 13,7

Khơng có kế hoạch 27 2,6

Tổng 1050 100

Qua đánh giá khảo sát cho thấy (bảng 3.1), có 714/1050 (68,1%) ý kiến được khảo sát cho rằng kế hoạch PBXH của MTTQ được xây dựng hằng năm. Việc xây dựng kế hoạch PBXH đã được thực hiện khá nghiêm túc, đúng quy định, xác định rõ chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức PBXH, qua đó đã bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như sự chủ động của MTTQ các tỉnh ĐNB,

MTTQ các cấp ở ĐNB đã phát huy những ưu thế trong PBXH như: đã tập hợp được những người đại diện của các tổ chức thành viên, nên trong PBXH có tính tập trung hơn, đạt được sự thống nhất ý kiến trong tranh luận, thảo luận hơn, việc thực hiện nguyên tắc “hiệp thương dân chủ” hiệu quả, nên PBXH đã có sự thống nhất cao. Các cuộc PBXH đã khai thác được lợi thế cơ cấu Ủy ban MTTQ bao gồm những người tiêu biểu của các thành viên, có những chuyên gia, nên đã khai thác có hiệu quả chất lượng trí tuệ, nhận thức, trình độ trong hoạt động PBXH, có sự tham dự, tham gia của đại diện HĐND, UBND, các cơ quan chuyên môn, các đại biểu là Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, thành viên Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam, đại diện lãnh đạo các đoàn thể của Mặt

trận và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ, quy tụ các chuyên gia, nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, người có trình độ chun sâu về những nội dung cần thiết cho PBXH tham gia phản biện các dự thảo văn bản có tác động mạnh đến đời sống người dân (xem bảng 3.2), điều này giúp Ủy ban MTTQ thực hiện tốt chức năng PBXH, nâng cao chất lượng PBXH và được đánh giá khá cao (bảng 3.3).

Ví dụ: Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị PBXH đối với dự thảo Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch và hồ công cộng trên địa bàn thành phố theo đề nghị tại văn bản số 646/SGTVT-GTT ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Sở Giao thông vận tải thành phố. Tham dự hội nghị có gần 90 đại biểu là đại diện cho một số tổ chức thành viên Mặt trận thành phố và thành viên các Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ thành phố; đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các quận, huyện cùng các Ban tư vấn các quận, huyện,.. Hội nghị đã nhận được rất nhiều các ý kiến, bài tham luận tham gia PBXH, trong đó tập trung chủ yếu vào sự cần thiết phải có những quy định sửa đổi, bổ sung Quyết định 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của UBND thành phố về ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sơng, kênh, rạch thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh để đáp ứng được sự phát triển của thành phố và cả nước; với mục tiêu phát triển bền vững; một số cơ sở pháp lý có liên quan đến dự thảo… [142].

Ngày 17/3/2017, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị PBXH dự thảo Quy chế quản lý, quy hoạch kiến trúc đô thị khu biệt thự làng Đại học Thủ Đức (tại phường Bình Thọ, TP Thủ Đức). Hội nghị có gần 40 đại biểu là đại diện cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và các Ban chuyên môn MTTQ Thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố, đại diện các tổ chức thành viên MTTQ Thành phố, thành viên các Hội đồng tư vấn của MTTQ Thành phố; đại diện lãnh đạo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên MTTQ quận, Ban tư vấn Ủy Ban MTTQ quận; đại diện Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ phường Bình Thọ; Bí thư chi bộ và Trưởng ban cơng tác Mặt trận 4 khu phố và các hộ dân phường Bình Thọ, TP Thủ Đức [148].

- Bằng việc tập hợp PBXH của các thành viên, MTTQ Việt Nam tập hợp phản biện của quần chúng nhân dân thông qua các tổ chức đại diện, nâng cao vai trị đại

diện có tính tổ chức của khối đại đồn kết tồn dân, thể hiện được những ý kiến, phản ánh được lợi ích, quyền lợi cụ thể của các giới, các thành phần xã hội, các tầng lớp, giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo… Tập hợp các PBXH từ các thành viên Mặt trận đã phản ánh đầy đủ hơn, đúng đắn hơn sự phản biện chung của xã hội, đảm bảo tốt hơn tính xã hội của PBXH, thể hiện tính đa chiều, đa dạng trong PBXH của Mặt trận, nhờ vậy, có tính đồng thuận cao trong PBXH của Mặt trận.

Ví dụ: ngày 09/3/2017, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức PBXH đối với việc đầu tư, xây dựng dự án Trung tâm nghề cá tỉnh tại đảo Gò Găng, thành phố Vũng Tàu với sự tham dự các thành phần: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị; Đại diện lãnh đạo của Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; MTTQ Việt Nam thành phố Vũng Tàu, MTTQ Việt Nam xã Long Sơn; Đại diện các hộ là ngư dân, chủ tàu có tâm huyết, có năng lực, kinh nghiệm tại xã Long Sơn và thành phố Vũng Tàu; Chuyên gia, nhà khoa học; Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật, Hội đồng tư vấn về Kinh tế - Xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đại diện cơ quan dự thảo (UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); Phóng viên Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [141].

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát chủ thể được lấy ý kiến PBXH đối với dự thảo văn bản của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐNB.

Chủ thể Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)

Các cơ quan của chính quyền địa phương 623 20,2

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 751 24,4

Các tổ chức CT – XH 712 23,1

Các tổ chức thành viên khác của Mặt trận 395 12,8 Các chủ thể chịu tác động trực tiếp từ văn

bản của chính quyền địa phương 596 19,4

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát đánh giá việc PBXH đối với dự thảo văn bản của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐNB.

Loại dự thảo văn bản Tiêu chí Rất tốt (số phiếu; tỷ lệ) Tốt (số phiếu; tỷ lệ) Bình thường (số phiếu; tỷ lệ) Yếu kém (số phiếu; tỷ lệ) Tổng số phiếu Nghị Quyết (3%)32 (28,1%)295 (62,8%)659 (6%)64 1050 Quyết định (3,%)32 (28,1%)295 (62,8%)659 (6%)64 1050 Kế hoạch (1,6%)17 (6%)63 (17,6%)185 (1,6%)17 1050 Đề án (1,6%)17 (7%)74 (23,3%)244 (1,9%)20 1050 Dự án (1,3%)14 (7,7%)81 (20%)215 (2,2%)23 1050 Quy chế (2,5%)26 (23%)241 (50,6%)531 (4,1%)43 1050 Chương trình (2,5%)26 (23,5%)247 (49,1%)516 (4,7%)49 1050 * Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu, PBXH của MTTQ các cấp tại các tỉnh ĐNB cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại như sau:

- Việc xây dựng kế hoạch của MTTQ chưa tốt, qua khảo sát cho thấy có 144/1050 ý kiến cho thấy kế hoạch phản biện chỉ được xây dựng khi có yêu cầu và 27/1050 ý kiến cho rằng MTTQ khơng có kế hoạch PBXH (bảng 3.1), kết quả PBXH của MTTQ đối với các loại dự thảo văn bản vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định (Bảng 3.3).

- Ủy ban MTTQ các cấp ở ĐNB là một cơ quan trong cơ cấu của tổ chức Mặt trận rộng lớn, trong hoạt động có nguy cơ quan liêu hóa, hành chính hóa. Khi đó PBXH của Ủy ban MTTQ không thực sự là PBXH của Mặt trận, đặc biệt là khơng thể hiện được đúng đắn quyền lợi, lợi ích của các tổ chức và cá nhân thành viên, của quần chúng nhân dân.

- Việc tổng hợp, hình thành PBXH của MTTQ trên cơ sở PBXH của mỗi thành viên Mặt trận cịn nhiều hạn chế, chưa phản ánh được tính đa dạng, đa chiều và

tính khơng đồng đều giữa các PBXH của các thành viên. Các ý kiến phản biện của những người dân thường thể hiện trực tiếp lợi ích cá nhân, gắn với quyền lợi và những địi hỏi cá nhân, vì vậy mang tính phiến diện. Việc tập hợp, sàng lọc và tổng hợp ý kiến phản biện trực tiếp của người dân trong đời sống là việc không đơn giản, mất thời gian, công sức… Ý kiến phản biện cá nhân từ những người dân là rất đa dạng, đa chiều, khác biệt; thậm chí mâu thuẫn, xung đột với nhau. Phản biện của từng người dân khó trực tiếp gắn với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội; nói cách khác, lợi ích chung của xã hội bị “khúc xạ”, phản ánh sai lệch qua “lăng kính” lợi ích cá nhân, nhận thức cá nhân của mỗi con người. Những sai sót, sơ suất do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan trong tập hợp và tổng hợp các PBXH từ mỗi thành viên Mặt trận có thể gây nên những bất đồng, thậm chí cả sự phản ứng của các thành viên đối với Ủy ban MTTQ - cơ quan chịu trách nhiệm tập hợp và tổng hợp các PBXH đó.

- Năng lực nhận thức của các cá nhân khơng đồng đều, tầm nhìn thường hạn hẹp. Vì thế, các ý kiến phản biện của người dân thường phân tán, ít có những lập luận với những luận chứng, luận cứ khách quan, có cơ sở khoa học, mà thường mang tính chủ quan, suy diễn…, lại dễ bị lung lay, thay đổi.

- Sự phối hợp giữa các tổ chức thành viên trong Mặt trận để thực hiện PBXH

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 96 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w