Phương hướng tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 130 - 133)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Phương hướng tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt

4.1. Phương hướng tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam Việt Nam

MTTQ Việt Nam có vai trị quan trọng trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Nhà nước là sự thể hiện tập trung nhất trong việc thực hiện và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân trao quyền của mình cho Nhà nước thực hiện. Quyền dân chủ của nhân dân được tổ chức thực hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước. Nhưng để khắc phục sự tập trung quyền lực vào Nhà nước dẫn đến quan liêu, xa rời thực tiễn, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, Nhà nước phải mở rộng dân chủ. Vai trò của MTTQ Việt Nam thực hiện dân chủ bằng việc lắng nghe, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước, giúp cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được toàn diện, đúng đắn để dẫn dắt, quản lý xã hội phát triển. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân là hết sức quan trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong điều kiện đó, giám sát, PBXH của MTTQ Việt Nam có vai trị và ảnh hưởng rất quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. PBXH của MTTQ Việt Nam xuất phát từ phương hướng chung là tăng cường PBXH phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và những đặc điểm của nước ta trong giai đoạn hiện nay. PBXH của MTTQ phải phản ánh bản chất, đặc điểm của xã hội ta, yêu cầu đối với PBXH của MTTQ Việt Nam nhằm đạt được mục đích cao nhất của PBXH là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm cho

PBXH trở thành một chức năng hoạt động thường xuyên của Mặt trận, trở thành một sinh hoạt bình thường trong xã hội. Trong đó cần tập trung vào những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường PBXH của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn tới:

4.1.1. Tăng cường PBXH của MTTQ Việt Nam gắn liền với việc đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, phản ánh lợi ích của nhân dân.

PBXH của MTTQ có chất lượng sẽ nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý đất nước, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phù hợp nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân, đem đến lợi ích cho Nhân dân. Người dân được thụ hưởng kết quả tốt đẹp từ việc nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam. Ngày càng thể hiện bản chất và phát huy dân chủ của chế độ ta, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực” [38, tr.84-85]. Đó là việc xác định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trị, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam với tư cách là chủ thể trong hoạt động PBXH. Tiếp tục khẳng định vị thế là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Góp phần tăng cường và mở rộng quyền dân chủ của nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước.

4.1.2 Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.

Đối tượng PBXH của MTTQ Việt Nam là dự thảo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trong cả khâu hoạch định và thực thi); hoạt động PBXH nhằm giúp Đảng và Nhà nước phát hiện những bất cập, khiếm khuyết của chủ trương, chính sách, pháp luật, từ đó kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hồn thiện…, làm cho đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp thực tế xã hội, đáp ứng lợi ích, nguyện vọng của Nhân dân. PBXH của MTTQ Việt Nam là một

phương thức hữu hiệu khắc phục nguy cơ sai lầm, chủ quan, duy ý chí trong đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. PBXH của MTTQ Việt Nam có vai trị và ảnh hưởng rất quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện thể chế chính trị Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền nhằm thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa một cách có tổ chức, kiểm sốt việc thực thi quyền lực nhà nước; xây dựng và không ngừng tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

4.1.3. Tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gắn liền với việc xây dựng, phát huy vai trò của Mặt trận và các thành viên của Mặt trận.

PBXH là một chức năng quan trọng của MTTQ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, chức năng này có ý nghĩa to lớn khẳng định vai trò, vị thế của MTTQ với tư cách là một bộ phận có ý nghĩa chiến lược của HTCT, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, động lực chủ yếu trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. PBXH của MTTQ phải coi trọng thực chất, khoa học, tính hiệu lực, hiệu quả, thể hiện năng lực, trình độ trí tuệ của Mặt trận, của các thành viên Mặt trận; thể hiện hiệu lực tác động đối với Đảng, Nhà nước trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật.

PBXH là một hình thức, biện pháp, cách thức tham gia xây dựng Đảng và chính quyền của nhân dân một cách có tổ chức thơng qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo những trình tự, thủ tục nhất định. Đây cũng là hoạt động thực hiện quyền dân chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng và tham gia vào quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật. PBXH của MTTQ Việt Nam trước hết là mang tính xã hội, cùng với đó là tính độc lập, khách quan, khoa học, xây dựng, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, tính hiệu quả của văn bản và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

4.1.4. Tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận gắn với việc thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng là liên minh chính trị của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, đại diện lợi ích chung của các tầng lớp Nhân dân.

Chất lượng PBXH của Mặt trận thể hiện chất lượng tổng hợp của PBXH từ các thành viên. Vì vậy, nâng cao chất lượng PBXH của Mặt trận phải từ nâng cao chất lượng PBXH của mỗi thành viên Mặt trận, đồng thời thông qua hoạt động chung trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ mà tạo thành chất lượng cao cho PBXH của MTTQ Việt Nam. Đồng thời, cần tập trung hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với MTTQ và các tổ chức CT - XH các cấp.

4.1.5. Tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận phải giải quyết đồng bộ các yếu tố tác động, chi phối, phải có một hệ thống giải pháp tồn diện, được thực hiện đồng bộ, giải quyết các vấn đề của các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan tác động đến chất lượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trước hết, những yếu tố chủ quan của chính Mặt trận với tư cách chủ thể PBXH: trình độ nhận thức và năng lực thực hiện PBXH của Mặt trận, của các thành viên Mặt trận; liên quan đến cả cơ cấu tổ chức, cả cơ chế; nội dung, phương thức hoạt động (trong đó có hoạt động PBXH) của Mặt trận. Đồng thời, PBXH của Mặt trận còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan: những yếu tố thuộc chủ thể tiếp nhận PBXH; những yếu tố thuộc về môi trường hoạt động PBXH của Mặt trận như trình độ dân chủ của xã hội, sự phát triển của PBXH trong xã hội, sự hoàn thiện của cơ chế “kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền - xã hội công dân; những điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo cho hoạt động PBXH…

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w