PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng bài tập trong dạy học hóa học phần nitơ và hợp chất của nitơ lớp 11 để nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 30 - 34)

* Qua kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc khai thác, sử dụng bài tập giảng dạy phần ni tơ và hợp chất của nó trong hóa lớp 11 đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho bản thân trong việc nâng cao chất lượng bộ mơn mình đảm nhiệm. Ngồi ra, cịn góp phần hồn thành mục tiêu chung của nhà trường là “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Tuy nhiên, để đạt được những giải pháp trên một cách hiệu quả giáo viên phải xác định được nhiệm vụ cho mỗi loại, mỡi dạng, mỡi bài tốn cụ thể, cần u cầu học sinh giải quyết nội dung phần việc được giao trong giờ hoc. Chủ động dẫn dắt học sinh theo hướng đã vạch ra, tạo ra các tình huống và dự đốn tình huống xảy ra, khai thác kiến thức hóa học qua bài tập... Giáo viên là người hướng dẫn học sinh giải bài tập, chứ không chỉ là người giải. Qua giải bài tập giáo viên xác định được cần uốn nắn, bổ xung kiến thức gì cho học sinh.

- Nhiệm vụ của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập là:

+ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ bài và giải quyết nội dung hóa học của đề bài. Phân tích, nhận dạng, quy về dạng cơ bản, hiểu bản chất của thuật ngữ, sự kiện hóa học. Xác định nhiệm vụ, hướng suy nghĩ để giải quyết, chỉ ra những điểm mẫu chốt cần giải quyết, lựa chọn phương pháp tối ưu để giải.

+ Hướng dẫn học sinh đi theo hướng đã vạch ra, xác lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm theo các định luật, phương trình phản ứng và các mối liên quan toán học. Chọn cách giải, vận dụng kiến thức phù hợp. Bổ xung kiến thức cho học sinh, nêu ra kinh nghiệm giải bài tập

+ Nhận xét kết quả. Nhận xét quá trình giải của học sinh, thảo luận về cách giải. Khi cần thiết giáo viên giúp học sinh biện luận kết quả. Thay đổi dữ liệu, điều kiện bài toán để học sinh nhận xét mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. Đề xuất các cách giải khác

Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh u thích bộ mơn hóa học và hiểu bản chất, biết cách làm bài tập hóa học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp.

Sau khi tôi áp dụng đề tài thì tỉ lệ học sinh thích học bộ mơn, biết giải quyết các dạng bài tập tăng lên rõ rệt thông qua chất lượng học tập bộ môn được nâng cao. Đây là một trong những động lực thúc đẩy các em yêu thích khám phá và giải quyết bài tập hóa học.

Kết quả khảo sát của bộ mơn hóa học 11 các lớp dạy của trường như sau : Năm học Dưới TB TB Khá , giỏi

HKII(2012-2013) 10,6% 50,2% 39,2% KT giữa HKI (2013-

2014)

9,4% 50,3% 40,3% HKI(2013-2014) 7,6 % 47,2% 45,2%

BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

- Thực hiện sử dụng bài tập trong giảng dạy hóa học đã giúp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, qua vận dụng cách hướng dẫn học sinh dần dần đã biết cách giải các bài tập hóa học.

- Thông qua cách tiếp cận cách giải các bài tập giáo viên định hình được việc soạn giảng theo hướng làm tích cực hóa hoạt động của người học.

- Việc tăng cường hướng dẫn học sinh giải bài tập cần được thực hiện thường xuyên ở các cấp học, thực hiện ở mỗi lớp khơng những trong giờ ơn tập, luyện tập mà cịn cần thực hiện ngay trong những giờ học bài mới.

- Các bài tập trong giảng dạy mơn hóa học phải bao gồm: + Bài tập lý thuyết

+ Bài tập định tính + Bài tập định lượng + Bài tập thực hành

Thông qua bài tập hóa học, học sinh nắm vững được bản chất hóa học của các chất. Học sinh được rèn luyện kỹ năng về tư duy hóa học, rèn lun kỹ năng tính tốn, kỹ năng quan sát, kỹ năng thao tác thực hành.

- Một trong những nguyên nhân học sinh không làm bài tập ở nhà vì đa số học sinh chưa nắm được cách giải bài tập, thời lượng giành cho giải bài tập ở chương trình hóa học khơng nhiều. Khi giải bài tập giáo viên chưa chú trọng đến việc phân tích đề, xác định hướng giải và giao từng phần việc cụ thể cho học sinh.

- Trong lý luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản khơng thể thiếu trong q trình dạy học. Sử dụng bài tập kiểm tra quá trình dạy học, kiểm tra kết quả học tập của học sinh, qua kết quả học tập của học sinh, giáo viên thấy được kết quả giảng dạy đã thực hiện.

- Bài tập hóa học có vai trị củng cố, đào sâu, mở rộng, ơn tập, hê thống hóa kiến thức, rèn luyện tư duy, kỹ năng hóa hoc.

- Nhờ kiểm tra khả năng giải bài tập của học sinh sẽ phát hiện mặt đã đạt được và chưa đạt được, phát hiện những trở ngại khó khăn của học sinh đối với mơn học. Từ đó tìm ra những lệch lạc về phía người dạy cũng như phía người học, làm cơ sở điều chỉnh việc dạy của mình cho phù hợp với trình độ học sinh.

- Nếu không tăng cường việc hướng dẫn học sinh giải bài tập, tìm các cách giải phù hợp thì học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc làm bài tập, trong lớp học số học sinh biết giải bài tập hóa học chiếm tỷ lệ rất thấp. Còn nhiều em học sinh THPT chưa biết cân bằng phương trình hóa học. Do khơng biết làm bài tập hóa học nên việc học mơn hóa học đối với học sinh cịn khó khăn.

- Việc tìm ra cách hướng dẫn học sinh giải bài tập là một yêu cầu rất cần thiết trong giảng dạy, tìm hiểu nguyên nhân học sinh cịn học yếu mơn hóa một phần do giáo viên chưa có phương pháp hướng dẫn giải bài tập thích hợp.

- Thơng qua các giờ giảng có cách hướng dẫn thích hợp thì học sinh vẫn có thể tham gia vào việc giải bài tập một cách tích cực, học sinh hứng thú hơn với bộ mơn.

- Để đề tài áp dụng có hiệu quả, mỡi cá nhân giáo viên thường xuyên trau dồi, học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy, về hệ thống bài tập đưa ra, cách ơn

Vì chưa có điều kiện tìm hiểu mơi trường học ở những nơi khác nhau và nguồn lực có hạn nên đề tài cịn nhiều hạn chế. Kính mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến thêm cho đề tài để những năm tiếp theo đề tài hoàn thiện hơn và phong phú hơn để được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy bộ mơn hóa học nói chung và hóa học lớp 11 chương trình cơ bản nói riêng.

Lào cai ngày 27 tháng 2 năm 2014 Người thực hiện

Trần Thị Tuyết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 11

( Nhà xuất bản Giáo Dục) [2] PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC 11

(SỞ GD & ĐT LÀO CAI) [3] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 11

( Nhà xuất bản Giáo dục)

[4] TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 MƠN HĨA HỌC

(Nhà xuất bản Giáo dục)

[5] GIỚI THIỆU GIÁO ÁN HĨA HỌC 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN VÀ NÂNG CAO)

(Nhà xuất bản Hà nội) [6] BÀI TẬP HÓA HỌC 11

( Nhà xuất bản Giáo dục)

[7] 350 BÀI TẬP HÓA HỌC CHỌN LỌC VÀ NÂNG CAO (Nhà xuất bản giáo dục)

[8] GIẢI TỐN HĨA HỌC 11

(Nhà xuất bản giáo dục Việt nam)

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT:

TN: Thí nghiệm PT: Phương trình PƯ : Phản ứng GV: Giáo viên THPT: Trung học phổ thông DTNT: Dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) sử dụng bài tập trong dạy học hóa học phần nitơ và hợp chất của nitơ lớp 11 để nâng cao chất lượng giảng dạy (Trang 30 - 34)