Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 69 - 70)

II NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 22.798.00 17.706.00 6.365

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

3.2.3. Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

nông thôn, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

1) Quán triệt và tiếp tục triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần

thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trên địa bàn xã Quảng Sơn. Đồng thời, triển khai sâu rộng và có hiệu quả Chương trình hành động số 36-CTr/ĐU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng ủy xã Quảng Sơn. Chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để đề ra kế hoạch, chương trình cho giai đoạn 2021 – 2025 một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của xã Quảng Sơn.

2) Đảng ủy, UBND xã Quảng Sơn cần xây dựng và hoàn thiện phương án

quy hoạch, đề án xây dựng NTM của xã đã được cấp trên phê duyệt. Trong đó, chú trọng đến các sản phẩm, giống cây trồng, vật ni có giá trị cao. Đồng thời, có những phương án để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông – lâm nghiệp tại địa phương, có cơ chế hỗ trợ đối với các mơ hình Hợp tác xã nơng – lâm nghiệp, tạo mơi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động nông – lâm nghiệp.

3) Chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm

cho lao động nơng thơn góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân tồn xã. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số. Trong quá trình đào tạo nghề, nếu người học làm ra sản phẩm tiêu thụ được trên thị trường thì sẽ được hưởng lợi một phần từ sản phẩm đó. Sau khi học xong được ưu tiên bố trí việc làm, được bao tiêu sản phẩm, được xét miễn giảm thuế trong thời gian đầu nếu trở thành chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.

4) Có chính sách ưu tiên các chương trình hỗ trợ phát triển nơng nghiệp nơng

thơn cho đồng bào ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặt biệt khó khăn. Cần có lộ trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với đặc điểm khí hậu của địa phương. Tích cực chuyển giao khoa học cơng nghệ về tận nơi sản xuất, tận tay người sản xuất thông qua các cơ chế khuyến nông nhằm giúp người dân ở vùng sâu vùng xa có cơ hội tiếp cận được tiến bộ khoa học công nghệ. Cử cán bộ nông - lâm nghiệp trực tiếp về tận nơi sản xuất để hướng dẫn cho bà con cách chăm sóc, phịng bệnh các loại cây trồng, vật ni.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG SƠN, HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 69 - 70)