Hệ số khí hóa:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện tượng khí thực tại mố tiêu năng sau đập tràn cao, áp dụng cho đập tràn nước trong (Trang 36 - 38)

Trong tính toán thực tế, việc sử dụng công thức (2-1) hay (2-3) để xác định hiện trạng khí hóa trong dòng chảy có gặp khó khăn do trị số của p hoặc H mang

tính chất cục bộ và tức thời, thay đổi theo từng vị trí điểm xét và theo trị số áp lực mạnh động trong dòng chảy.

Để tiện hơn, ta sử dụng một đại lượng khác gọi là hệ số khí hóa được định nghĩa như sau:

g V H H K ĐT pg ĐT 2 2 − = (2-5) Trong đó:

− K: hệ số khí hóa của công trình hay bộ phận công trình.

− HĐT: cột nước áp lực toàn phần đặc trưng của dòng chảy bao quanh công trình hay bộ phận công trình đang xét.

− VĐT: lưu tốc trung bình thời gian đặc trưng của dòng chảy tại bộ phận công trình đang xét.

− g: gia tốc trọng trường.

Sử dụng khái niệm hệ số K, điều kiện khí hóa của dòng chảy bao quanh một vật sẽ là:

K ≤ Kpg (2-6)

Trong đó:

− Kpg: là hệ số khí hóa phân giới đặc trưng cho vật chảy bao. Kpg chính là trị số của K trong trường hợp bọt khí bắt đầu hình thành. Trị số Kpg thường được xác định bằng thực nghiệm với sự quan sát bọt khí bằng mắt thường hay bằng các máy đo chuyên dụng. Khi đã cố định được trạng thái bắt đầu khí hóa, tiến hành đo HĐT và VĐT tương ứng rồi thay vào (2-5) để xác định Kpg.

Sử dụng điều kiện (2-6) để kiểm tra điều kiện khí hóa của dòng chảy cần lưu ý: K đặc trưng cho trạng thái thực tế của dòng chảy (phụ thuộc vào cột nước toàn phần và lưu tốc đặc trưng), còn Kpg chỉ phụ thuộc vào dạng hình học của vật chảy bao mà thôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện tượng khí thực tại mố tiêu năng sau đập tràn cao, áp dụng cho đập tràn nước trong (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)