2. Về tính đa dạng cũng như quy mô của công trình:
1.4. Tình hình nghiên cứu khí thực trên đập tràn ở trong và ngoài nước
Nghiên cứu tính toán khí thực trên đập tràn nói riêng, công trình thủy lợi nói chung ở nước ta trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức. Trong khi đó, những năm gẫn đây đã ghi nhận ngày càng nhiều các sự cố hư hỏng công trình do
111.0
-2.0
-4.0 -2.5
các nguyên nhân có liên quan đến hiện tượng khí thực như ở các đường tràn công trình đầu mối Nam Thạch Hãn, Thác Bà, Kẻ Gỗ, Núi Cốc, Phú Ninh…Điều này đòi hỏi trong tính toán thiết kế cũng như thi công xây dựng các công trình mới phải đề cập đầy đủ hơn các vấn đề dự báo khí thực trong công trình thủy lợi, cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyên môn đề phòng sự cố. Ngoài ra ở các công trình đã được xây dựng cũng cần phải tiến hành tính toán kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử lý khi cần thiết.
Vấn đề khí thực ở các nước trên thế giới từ lâu đã được quan tâm. Ghi nhận đầu tiên về sự phá hoại bởi khí thực là tại đập Hoover. Sau khi nghiên cứu người ta kết luận rằng nguyên nhân chính là do lòng dẫn không được xử lý tốt và dòng chảy không xuôi thuận và người ta cũng thấy rằng công tác bêtông cần phải được quan tâm một cách nghiêm túc. Tại thời điểm đó khái niệm về độ nhám bề mặt và vai trò của việc xử lý bề mặt chưa được rõ ràng. Cuối năm 1981, việc xử lý bề mặt sử dụng cho đường tràn có lưu tốc lớn, đặt ra những yêu cầu khắc khe hơn. Trong năm 1981, cuốn “Hướng dẫn công tác bêtông” được phát hành ở Mỹ và được sử dụng rộng rãi cho tất cả các đập tràn có lưu tốc dòng chảy lớn hơn 23 m/s.
Trong năm 1961, lợi ích của việc lắp đặt bộ phận tiếp khí trong việc ngăn ngừa khí thực đã được chứng minh tại đập Grand Coulee, bộ phận tiếp khí đầu tiên được lắp đặt trên đường tràn là tại đập Yellowtail vào năm 1967. Tuy nhiên lúc này người ta vẫn chưa hoàn toàn tin cậy vào bộ phận tiếp khí, do đó phần hạ lưu tràn góc dốc 1:100 và bề mặt được sơn phủ epoxy 2 lớp. Tới năm 1983, tại đập tràn Glen Canyon người ta đã tin cậy hoàn toàn vào tác dụng của bộ phận tiếp khí, khi đó góc dốc ở hạ lưu tuynen 1:20 và không sơn epoxy. Đến nay đã có hơn 100 công trình của các nước đã sử dụng phương pháp tiếp khí vào dòng chảy để phòng ngừa khí thực. Kết quả vận hành chứng minh hiệu quả khi sử dụng bộ phận tiếp khí là rất tốt. Trung Quốc áp dụng phương pháp tiếp khí vào dòng chảy này từ những năm 1970, sau đó phát triển rất nhanh. Trên các công trình xả lũ của các công trình Điểu Giang Độ, Phùng Gia Sơn, Đông Giang, Long Dương Hiệp, Fengman, Thạch Đầu Hà… đều bố trí bộ phận tiếp khí.