Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích 1 Nhóm hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình biến động vốn của công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang. (Trang 28 - 33)

2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 Chênh lệch % 07-06 Chênh lệch %

4.3.Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích 1 Nhóm hiệu quả sử dụng vốn

4.3.1. Nhóm hiệu quả sử dụng vốn

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)

Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần phải kết hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007) trong bảng dưới đây

Bảng 4.14. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Chênh lệch 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

360 31.822 -198 27.854 439 57.620 -558 -3.968 -155 -12,5 637 29.766 321,7 106,9 ROS (%) 1,13 -0,71 0,76 -1,84 -162,8 1,47 207

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang

Tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao.

Trong năm 2005, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1,13 đồng lợi nhuận, một con số khiêm tốn nhưng lại tiếp tục bị giảm qua các năm, năm 2006 giảm xuống thấp nhất và thậm chí bị âm, điều này không tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2006, tổng doanh thu thấp hơn so với tổng chi phí chính điều này làm cho lợi nhuận bị âm, kéo theo tỷ suất sinh lợi trên doanh thu âm. Sở dĩ tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu là do Đơn vị phải trích khấu hao TSCĐ và trả chi phí cho người lao động trong 6 tháng cuối năm trong khi 6 tháng này Công ty ngưng hoạt động sản suất để sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện phát triển lâu dài.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm, vì thực tế trong năm 2006 Công ty ngưng hoạt động nhưng vẫn trích khấu hao làm chi phí tăng điều này mang tính khách quan nên không đáng lo ngại, thực tế đã chứng minh là đúng khi năm 2007 tỷ suất này tăng lên trở lại, tuy tỷ suất sinh lợi không lớn nhưng lại đạt tỷ lệ thay đổi phần trăm rất cao, tăng 207% so với năm 2006.

Nhìn chung, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận đem về

là rất thấp, có năm bị âm. Diều này làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của Công ty là rất thấp.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản củ đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản qua các năm (2005 – 2007) là cần thiết và được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ bên dưới.

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Chênh lệch 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Tổng tài sản 360 30.585 -198 32.329 439 41.127 -558 1.744 -155 5,7 637 8.798 321,7 27,2 ROA (%) 1,18 -0,61 1,07 -1,79 -151,7 1,68 275,4

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang

Biểu đồ 4.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty không được cao thậm chí còn bị âm trong năm 2006 (-0,61%). Nguyên nhân là trong năm tình hình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, có những thời kỳ không sản xuất kinh doanh mà vẫn phải trả lương cho công nhân viên, trích khấu hao tài sản cố định, chính các khoản này đã làm cho phần lợi nhuận của Công ty giảm xuống và bị lỗ trong năm. Nhưng đến năm 2007 tỷ số này đã có chiều hướng tốt, tăng 1,68% so với năm 2006 đây là biểu hiện khả quan trong hoạt động kinh doanh cua đơn vị.

Nhìn chung, với đồng vốn bỏ ra đầu tư đều có mang lại lợi nhuận cho công

ty nhưng với một tỷ lệ rất thấp, nhưng tăng lên trong năm 2007, đây là tình trạng biểu hiện tốt, do vậy các nhà quản lý Công ty cần tập trung hơn nữa để phát huy sức mạnh, lợi thế để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt và được hiện cụ thể thông qua bảng dưới đây.

Bảng 4.16. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Chênh lệch 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu 360 11.360 -198 13.032 439 15.408 -558 1.672 -155 14,7 637 2.376 321,7 18,2 ROE (%) 3,17 -1,52 2,85 -1,65 -52 1,33 87,2

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang

Ta thấy rõ có sự biến động liên tục trong 3 năm qua. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao nhất là năm 2005, đạt 3,17%, tức là cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì đem lại 3,17 đồng lợi nhuận thuần. Nhưng con số này bị âm trong năm 2006 và chỉ đạt -1,52% giảm xuống 1,65% nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 giảm mạnh, chi phí lớn dẫn tới lợi nhuận ròng bị âm làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong năm đạt kết quả không tốt. Nhưng đến năm 2007 tỷ số này lại tăng lên 1,33% và đạt 2,85%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư kinh doanh đem lại 2,85 đồng lợi nhuận thuần. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã dần ổn định trở lại, và còn phát triển mạnh hơn nữa, thể hiện qua doanh thu trong năm 2007 tăng 107% so với 2006, làm cho lợi nhuận gộp tăng 221%, lợi nhuận ròng tăng 322%, kéo theo sự tăng trưởng của tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 87,2%.

Nhưng nói chung, mức sinh lợi trên vốn cổ phần của Công ty là chưa cao, cao nhất cững chỉ đạt 3,17% chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư là đạt hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh khả quan hơn trong năm 2007, cần phải duy trì và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Tóm lại, Công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại hiệu

quả, tuy nhiên hiệu quả đạt được là chưa cao. Mặc dù trong năm 2006 Công ty gặp một số khó khăn lớn khiến cho lợi nhuận giảm. Nhưng đây là khó khăn mang tính nhất thời, Công ty ngưng sản xuất để mua sắm trang bị lại tài sản cố định trong khi vẫn phải trích khấu hao tài sản cố định, điều này làm cho tổng chi phí trong năm cao hơn tổng doanh thu trong năm dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong năm 2007, doanh nghiệp đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực như ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu, để giảm chi phí bán hàng xuống mức thấp nhất. Ngoài ra công ty còn cố gắng tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ số tài chính, ta sẽ đi vào phân tích Dupont các chỉ số tài chính để hiểu rõ về tỷ suất sinh ợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và các nhân tố tác động lên ROE để từ đó tìm giải pháp tối ưu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay nói các khác là để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Tài sản cố định đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Công ty, góp phần tạo ra lợi nhuận cho Công ty, chính vì thế phải đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tài sản cố định để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng phân tích sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.17. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm

2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05Chênh lệch% 07-06Chênh lệch%

Doanh thu thuần

Nguyên giá TSCĐ 31.8225.343 27.8546.611 57.6208.663 -3.9681.268 -12,523,7 29.7662.052 106,931

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6 4,2 6,7 -1,8 -30 0,7 16,7

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang

Biểu đồ 4.6. Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định

Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của Công ty được đánh giá ở mức trung bình, mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2006 vì tổng tài sản trong năm được dầu tư tăng lên trong khi doanh thu trong năm lại bị giảm xuống, nhưng tốc độ luân chuyển tài sản cố định năm 2007 được tăng lên. Nguyên nhân là do doanh thu trong năm tăng nhanh đạt 57.620 triệu gấp hơn 2 lần so với năm 2006 (doanh thu tăng 106,9% so với 2006) trong khi tổng tài sản cố định tăng 31% chính điều này làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong năm 2007 cao nhất trong 3 năm

Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

Bảng 4.18. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Chênh lệch 06-05 % 07-06 %

Doanh thu thuần

Tài sản lưu động 31.82221.510 27.85424.846 57.62028.065 -3.9683.336 -12,515,5 29.7663.219 106,913

Hiệu suất sử dụng TSLĐ 1,5 1,1 2,1 -0,4 -26,7 1 90,9

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang

Số vòng quay tài sản lưu động của Công ty không được cao, và có sự biến động, năm 2006 giảm xuống do doanh thu trong năm thấp, đạt 1,12 vòng. Tình hình khả quan hơn trong năm 2007, khi doanh thu tăng lên 57.620 triệu đồng làm cho vòng quay của TSLĐ tăng lên đạt 2,05 vòng cao nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đang có chiều hướng tốt hơn, làm giảm mức ứ đọng vốn, ít lãng phí vốn.

Năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu thuần và của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (doanh thu thuần tăng 106,9%, lợi nhuận ròng tăng 321% so với năm 2006, trong khi tài sản lưu động chỉ tăng 13%). Chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2007 tốt hơn so với năm 2006. Hy vọng trong thời gian tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được duy trì và phát huy tốt hơn nữa mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình biến động vốn của công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang. (Trang 28 - 33)