Cấu tạo chung của hệ thống phanh

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp công nghệ ô tô (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 6 HỆ THỐNG PHANH

6.2 Cấu tạo chung của hệ thống phanh

Hệ thống phanh gồm: Hệ thống phanh tay và hệ thống phanh chân

6.2.1 Hệ thống phanh tay

Hình 6.2 Phanh tay với cơ cấu phanh đặt ở hai bánh xe sau

- Là hệ thống phanh có chức năng chính đảm bảo cho xe không dịch chuyển khi đang đứng yên tại chỗ kể cả trên những đoạn đường dốc. Ngoài ra hệ thống phanh tay còn được xem như là một hệ thống phanh dự phòng, nghĩa là hệ thống phanh tay được dùng để phanh xe khi hệ thống phanh chính gặp sự cố trong quá trình phanh.

- Cấu tạo gồm hai bộ phận chính

+ Dẫn động phanh: Sử dụng dẫn động bằng cơ khí + Cơ cấu phanh: Là cơ cấu phanh tang trống

- Khi người điều khiển kéo tay phanh, tay phanh liên kết với thanh kéo làm cho cần điều khiển cùng với cơ cấu cam điều chỉnh làm cho các má phanh cùng guốc phanh ép sát vào trống phanh, làm giảm hoặc ngừng hẳn tốc độ quay của trống phanh. Khi người điều khiển bng tay khỏi phanh thì cơ cấu con cóc hãm sẽ ăn khớp với bánh răng rẻ quạt. Như vậy, má phanh luôn ép sát vào trống phanh làm cho ôtô không di chuyển được. Để ơtơ có thể di chuyển được, người điều khiển phải tách con cóc hãm và đưa tay phanh về trở lại ban đầu, lúc đó phanh hết tác dụng.

6.2.2 Hệ thống phanh chân

- Hệ thống phanh chân gồm có bộ dẫn động thuỷ lực và bốn cơ cấu phanh tại các bánh xe. Bộ dẫn động thuỷ lực có trợ lực chân khơng. Cơ cấu phanh của bánh trước là phanh đĩa cịn bánh sau là cơ cấu phanh trống. Ngồi ta hệ thống phanh xe Lan Cruiser còn được trang bị thêm hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD). Phanh sau còn được lắp thêm van điều hoà lực phanh.

Bộ trợ lực chân không

Hình 6.4 Bộ trợ lực chân không

1. Cửa nối thông với bơm chân không; 2. Vỏ sau; 3. Piston bộ trợ lực lái; 4. Cửa chân không; 5. Thanh đẩy của bàn đạp phanh; 6. Bàn đạp phanh; 7. Áp

suất khí quyển; 8. Cửa khí quyển; 9. Màng ngăn; 10. Áp suất chân khơng; 11. Lị xo; 12. Thanh đẩy piston; 13. Vỏ trước

- Khi đạp phanh, dầu phanh có áp từ xylanh tổng phanh kéo sẽ theo hai nhánh tới bánh sau và bánh trước riêng biệt. Để tăng lực phanh trên xe có lắp

hộp trợ lực chân không (đồng trục với xylanh tổng phanh). Hộp trợ lực chân không hoạt động nhờ chân không từ bơm chân không được lắp trước máy phát điện.

Van điều hoà lực phanh

Van điều hoà lực phanh theo tải được lắp dưới gầm khung xe có thanh đàn hồi nối với cầu sau. Khi tải trọng thay đổi, khoảng cách giữa khung xe và cầu xe thay đổi. Thanh đàn hồi bị biến dạng sẽ tác động lên đầu tỳ của piston van, làm dịch chuyển đóng (hoặc mở) đường dầu tới xy lanh bánh xe. Cơ cấu điều hồ lực phanh có tác dụng điều chỉnh áp suất phanh sau tuỳ theo tải trọng, phân bổ lực phanh các bánh xe trước và sau khác nhau, tránh hãm cứng, trượt bánh sau. Khi xe có tải ít thanh đàn hồi tác dụng chỉ hơi đóng van điều chỉnh, làm giảm áp lực phanh bánh sau. Khi có tải lớn, thanh đàn hồi sẽ mở van điều chỉnh, tăng lực phanh cho các bánh sau.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp công nghệ ô tô (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)