Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 33)

1.2.2 .Đánh giá hiệu quả bằng cách tiếp cận hiệu quả biên phi tham số

1.2.3.2. Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng

Các nghiên cứu trong nước về hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm gần đây được nhiều người quan tâm, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu định lượng về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại khơng nhiều lắm. Riêng về phương pháp DEA có các nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Năm 2008, tác giả Nguyễn Việt Hùng ứng dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại giai đoạn 2001-2005 theo hướng tiếp cận trung gian. Các biến được đưa vào phân tích gồm: tổng tài sản cố định ròng, chi cho nhân viên, tổng vốn huy động từ khách hàng (biến đầu vào); thu từ lãi và các khoản tương đương, thu ngoài lãi và các khoản tương đương (biến đầu ra). Hiệu quả tồn bộ bình quân thời kỳ nghiên cứu đạt được 0,791. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ sử dụng 79,1% các đầu vào để tạo ra các sản lượng đầu ra. Cịn nếu tính riêng từng loại hình ngân hàng thì nhóm NHTMCP đạt hiệu quả bình qn cao hơn nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (81,6% so với 77,8%).

Tiếp sau đó, năm 2010, tác giả Ngơ Đăng Thành sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt động của 22 ngân hàng thương mại năm 2008 theo hướng tiếp cận trung gian. Nghiên cứu sử dụng các biến đầu vào gồm chi phí tiền lương, chi phí trả lãi và các khoản tương tự, các khoản chi phí khác; các biến đầu ra gồm tổng tài sản, thu nhập từ lãi và các khoản tương tự, các khoản thu nhập khác. Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực của các ngân hàng thương mại khá cao, trung bình đạt 91,7%. Trong số 22 ngân hàng được nghiên cứu, có 6 ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu, 7 ngân hàng đạt hiệu quả trên 90%, 7 ngân hàng đạt hiệu quả trên 80% và 2 ngân hàng chưa phát huy hết nguồn lực. Vietcombank là ngân hàng duy nhất trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước nghiên cứu đạt đến đường giới hạn khả năng sản xuất.

Gần đây nhất, tác giả Nguyen (2011) sử dụng phương pháp DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2009 theo hướng tiếp cận trung gian. Nghiên cứu sử dụng các biến đầu vào gồm chi phí lao động, tài sản cố định, tổng tiền gửi và các biến đầu ra gồm thu nhập từ lãi và thu

nhập ngồi lãi. Điểm hiệu quả trung bình mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đạt được là 74,8%. Phi hiệu quả từ phi hiệu quả phân bổ và phi hiệu quả kỹ thuật. Trong số các ngân hàng nghiên cứu, nhóm NHTMCP đạt hiệu quả cao hơn nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (74,9% so với 74,2%).

Cho đến nay, việc vận dụng phương pháp DEA trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn hạn chế. Các nghiên cứu đều sử dụng cách tiếp cận trung gian xem ngân hàng là cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền, các biến được sử dụng khác nhau và kết quả tính tốn hiệu quả cũng khác nhau. Ngoại trừ nghiên cứu của tác giả Ngô Đăng Thành (2010) cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động tương đối hiệu quả trong năm 2008, các nghiên cứu còn lại đều kết luận các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả trong thời gian nghiên cứu. Mỗi nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của ngành ngân hàng thông qua việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w