- Công nghệ xử lý
2. Đề xuất các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.3.1. Dự báo đánh giá tác động
a. Nguồn phát sinh
- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trong xưởng chế biến.
- Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu do hoạt động chăm sóc, đốn tỉa cây chè; bao bì các loại phân bón và từ q trình chế biến chè.
- Chất thải nguy hại: các loại giẻ lau dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang.
b. Thành phần và tải lượng
* Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân chủ yếu
bao gồm thức ăn thừa, bao bì, túi nilon, giấy, vỏ hộp,… kết quả được thể hiện tại Bảng sau:
Bảng 4.10. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh của CBCNV
STT Số lượng CBCNV
(người) (kg/người/ngày) (**) Định mức Lượng CTR phát sinh (kg/ngày)
1 10 0,5 5
2 20 (*) 0,3 6
Tổng 30 - 11
(*): Số lượng công nhân tuyển dụng địa phương không lưu trú tại Dự án (**) Nguồn: Lê Anh Dũng, Môi trường trong xây dựng, NXB Xây dựng, 2006.
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Bảng 4.11. Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt
Thành phần Mơ tả
Chất thải có thể phân
hủy sinh học Thức ăn thừa Bánh mì, cơm, thịt, rau,... Chất thải có thể tái
sinh, tái sử dụng Kim loại Can, vỏ lon nhôm, thiếc
Thủy tinh Chai, ly
Nhựa có thể tái sinh Chai, túi dẻo trong
Giấy có thể tái sinh Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo
Chất thải tổng hợp Giấy không thể tái sinh Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh,...
Nhựa không thể tái sinh Túi nhựa màu
Khác Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su,
vải,…
Lượng chất thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan tại khu vực Dự án và xung quanh, làm gia tăng các chất ô nhiễm trong môi trường đất. Nếu gặp trời mưa, nước mưa chảy tràn sẽ cuốn trôi rác thải sinh hoạt xuống nguồn tiếp nhận là khe suối chảy gần xưởng chế biến, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm, giảm chất lượng nước mặt và tác động trực tiếp đến đời sống sinh vật thủy sinh.
Rác thải sinh hoạt có các thành phần chất hữu cơ phân hủy, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời sẽ phát sinh khí như CH4, H2S,… gây ra các mùi hôi, thối, các bệnh truyền nhiễm từ muỗi, ruồi, tác động trực tiếp đến sức khỏe của 15 CBCNV trong xưởng chế biến; gián tiếp đến sức khỏe của các hộ dân cư gần khu vực dự án.
Ngoài ra, rác thải không được thu gom vứt bừa bãi, chiếm dụng diện tích, làm giảm chất lượng cảnh quan khu vực mặt bằ ng thi công.
- Đối tượng chịu tác động: 30 CBCNV làm việc trong xưởng chế biến; chất lượng nước suối Nà Rào chảy vào Sông Cầu; HST thủy sinh khu vực; các hộ dân cư lân cận.
- Phạm vi tác động: Khuôn viên trong xưởng chế biến.
- Thời gian tác động: trong thời gian hoạt động của Dự án và lâu dài. - Mức độ tác động: trung bình.
* Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất:
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình trồng và chế biến chè của Dự án bao gồm các nguồn sau:
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
+ Sinh khối do đốn chè hàng năm: Theo các tài liệu về trồng chè của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng sinh khối của cây chè phát triển hàng năm khoảng 80-100tấn/ha, trong đó, lượng hoa và lá thu hái đạt khoảng 5 - 6tấn/ha, còn lại là thân và lá già. Do đặc thù của cây chè, nên trong quá trình sinh trưởng và phát triển, phải tiến hành các hoạt động đốn chè (đốn tạo hình, đốn phớt, đốn lửng, đốn đau…). Hoạt động này được bắt đầu thực hiện từ năm thứ 3 trở đi với lượng thân lá đốn chiếm từ 5-8% tuỳ thuộc vào tuổi, tán cây chè. Tương đương với khối lượng cành lá đốn 4– 8 tấn/ha. Tuy nhiên, lượng cành lá này đa phần được người dân tận thu làm củi, bán để đun lấy nước, hoặc ủ vào gốc cây tăng độ phì, độ ẩm cho cây chè.
- Chất thải nguy hại: Xây dựng nhà kho chất thải nguy hại 12 m2(rộng 4mx2m).
- Đối tượng chịu tác động: 30 CBCNV làm việc trong xưởng chế biến; chất lượng đất khu vực trồng chè, nước suối khu vực dự án; HST trên cạn, HST thủy sinh khu vực; các hộ dân cư lân cận.
- Phạm vi tác động: Khu vực trồng chè, khu xưởng chế biến và khu lân cận. - Thời gian tác động: trong thời gian hoạt động của Dự án và lâu dài.
- Mức độ tác động: lớn.