.1 Tăng trưởng huy động và tín dụng hệ thống Ngân hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44)

Tìm nguồn vốn huy động để cho vay khơng dễ dàng, nhưng tìm đầu ra cho đồng vốn huy động cũng không hề đơn giản đối với ngân hàng trong những thời điểm khó khăn. Bên cạnh những cơ hội và phát triển, thì rủi ro thách thức đối với hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phức tạp và khó lường hơn.

Rủi ro về chi phí huy động vốn gia tăng: biểu hiện rõ nét là sự xuất hiện của

các cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng và tính chất bất bình đẳng trong việc sở hữu các giấy tờ có giá do NHNN phát hành như tín phiếu NHNN qua các phiên đấu thầu. Các ngân hàng có thị phần huy động khó lại cịn khó khăn hơn khi có q ít chứng từ có giá làm đảm bảo cho dự trữ. Các ngân hàng này không có cơ hội nhận đựơc sự hỗ trợ thanh khoản từ phía NHNN, đành phải đi vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao.

Rủi ro từ hoạt động tín dụng: vấn đề tăng trưởng tín dụng q nóng trong những năm gần đây đã tạo ra các sức ép cho nền kinh tế. Đặc biệt năm 2008 và 2009 tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng là 24,2% và 37,8%. Bên cạnh đó, sự tụt dốc của thị trường chứng khốn và diễn biến phức tạp của thị trường bất dộng sản, giá vàng lên xuống thất thường, sự đổ vỡ của nhiều chủ nợ tín dụng “ đen” đã và đang diễn ra ở nhiều nhiều địa phương trên cả nước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đã để lại hậu quả là tỷ lệ nợ xấu tích lũy qua các năm.

Tình trạng lạm phát cao, đồng tiền nội tệ bị mất giá liên tục trong nhiều năm qua. Mặt khác với tâm lý cũng như tập quán của người dân Việt Nam là dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh, tâm lý lựa chọn các kỳ hạn ngắn của người gửi tiền trước lo ngại của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó việc các tổ chức tín dụng huy động nguồn vốn trung và dài hạn là còn hạn chế, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Sự mất cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là điều hết sức nguy hiểm và mang tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản mà Ngân hàng có thể khơng chủ động được

Việc không huy động được nguồn vốn có kỳ hạn dài sẽ làm cho hệ thống NHTM ở trong tình trạng dễ mất thanh khoản. Để huy động được vốn cho vay trung

và dài hạn bù đắp phần thiếu hụt do giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn, dẫn đến các ngân hàng phải tính đến phương án tiếp tục tăng lãi suất huy động, lại có thể dẫn đến cạnh tranh khơng lành mạnh lãi suất giữa các ngân hàng.

Nợ xấu ngân hàng: nợ xấu và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề đau đầu của hầu

hết các quốc gia, các hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần phải có những biện pháp xử lý và ngăn chặn các khoản nợ xấu phát sinh. Trong q trình phát triển, hệ thống tài chính của nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lượng nợ xấu rất lớn.

Hình 2.2 Tỷ lệ nợ xấu tồn ngành ngân hàng Việt Nam

(Nguồn NHNN)

Tình hình nợ xấu đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Cụ thể, tại thời điểm tháng 12/2010 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 2,21%, đến 12/2011 là 3,1%, tháng 6/2012 là 4,5%. Trong đó, đáng chú ý là nợ nhóm 2 ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng dư nợ quá hạn của toàn ngành, chiếm 70,39%. Và các số liệu đã phân tích nêu trên, cịn chưa phản ánh hết thực trạng nợ xấu của các NH Việt Nam do chuẩn nợ xấu, cách thức phân loại nợ xấu còn chưa hồn tồn theo thơng lệ và phù hợp với thực tế. Theo ước tính của Fitch Ratings thì

cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam vào khoảng 13% tổng dư nợ tín dụng.

Theo ơng Nguyễn Hữu Nghĩa, Vụ chiến lược phát triển (Ngân hàng Nhà nước) đánh giá về tiềm lực vốn và năng lực tài chính, chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam: "Nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam (theo tiêu chuẩn kế toán và phân loại nợ quốc tế) cịn lớn. Các NHTMCP hầu hết có quy mơ tài chính và hoạt động nhỏ. Trong đó NHTM Nhà nước chiếm thị phần tín dụng đến 80% nhưng tổng vốn tự có cũng chỉ trên 1 tỷ USD, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu yếu".

Công tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng: nhằm đảm bảo an toàn hoạt động trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều tỷ lệ đánh giá an toàn hoạt động của các ngân hàng theo hướng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuấn mực đánh giá an toàn ngân hàng của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, tuy nhiên do hoàn cảnh nền kinh tế chưa cho phép nên việc tính tốn và quy định các tỷ số được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Với quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng theo định hướng của NHNN từng thời kỳ, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 15/2009/TT-NHNN và Thông tư 13/2010/TT- NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN ra đời thay thế QĐ457, đang chi phối rất lớn hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay. Bao gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu; Khả năng chi trả; Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; Giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng/ nhóm khách hàng; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Hiện nay, việc tính tốn các chỉ tiêu tại các NHTM được NHNN hướng dẫn và theo dõi rất sâu sát, công tác báo cáo được thực hiện định kỳ hàng tháng, có một số chỉ tiêu được báo cáo mỗi ngày. Tuy nhiên việc công bố hệ số này trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn chưa là bắt buộc, NHNN cũng chưa bao giờ cho biết thông tin đầy đủ về chỉ số này của cả hệ thống và từng TCTD.

2.1.3Thực trạng thanh khoản các NHTM tại Việt Nam

Tỷ lệ cho vay/huy động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung ln ở mức trên 90%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ ln ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%. Với vai trò là cơ quan giám sát, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) cho rằng, trong những năm qua hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng đi kèm với đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro cần sớm được khắc phục.

Theo thống kê, năm 1991 Việt Nam mới có 9 NHTM; năm 1999 tăng lên 57 NHTM (5 NH quốc doanh, 48 NHTMCP bao gồm 7 NHTMCP nông thôn, 4 NH Liên Doanh), 26 Chi nhánh NH nước ngoài; đến năm 2011 có 52 NHTM (5 NH quốc doanh, 37 NHTMCP, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài) và 54 chi nhánh NH nước ngoài (sau sáp nhập 3 NHTMCP đến nay chỉ cịn 35 NHTMCP. Ngồi các NHTM, cịn có các TCTD phi ngân hàng (18 Cty tài chính, 13 Cty cho th tài chính, 1 tài chính vi mơ), hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (1 QTDND TW với 1073 Quỹ thành viên)

Tính đến tháng 6/2011, Việt Nam có xấp xỉ 9.670 chi nhánh – phòng giao dịch (CN&PGD); tỷ lệ này còn tương đối thấp với khoảng 1 CN&PGD/9000 dân. Trong khi đó lại tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị (riêng Hà Nội và Tp HCM chiếm 35% các CN&PGD). (Bangkok tỷ lệ 1/1500, Tp HCM 1/8000). Chính vì thế, hầu hết các đánh giá đều cho rằng Việt Nam là thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với tỷ lệ khoảng hơn 10% dân số có tài khoản và thực hiện giao dịch thường xuyên với ngân hàng.

Số lượng ngân hàng, TCTD hoạt động tại Việt Nam khá lớn, nhưng có tình trạng phân bố không đều, nơi thừa, nơi thiếu và chưa đảm bảo sự đa dạng về loại hình và quy mơ. Các TCTD chủ yếu tập trung cạnh tranh với nhau quyết liệt về mặt địa lý tại các khu vực đô thị, về sản phẩm chủ yếu là huy động và cho vay truyền thống.

Hiệu quả sinh lời của hệ thống ngân hàng: ROE: 15,28% (2009); 13,39% (2010); 14,26% (2011); ROA: 1,12% (2009); 1,02% (2010); 1,12% (2011)

“Thanh khoản hệ thống luôn bấp bênh, căng thẳng; chưa kể đến sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay và việc tiền gửi rút trước kỳ hạn gia tăng”.

Thanh khoản hệ thống luôn căng thẳng, thị trường liên ngân hàng ách tắc, một số TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản liên tục (ln rơi vào tình trạng mất cân đối kỳ hạn, về huy động và cho vay…).

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các TCTD đang có chiều hướng sụt giảm nhanh chóng, nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định là do mơ hình tăng trưởng cũ và tham vọng tăng trưởng nhanh dựa vào tăng vốn đầu tư mà ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu (cung ứng khoảng trên dưới 80% vốn cho nền kinh tế, kể cả vốn trung và dài hạn). Đây là yếu tố luôn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Và các cú sốc kinh tế- tài chính từ bên ngồi và nội tại nền kinh tế Việt Nam yếu kém, kinh tế vĩ mơ bất ổn (lạm phát tăng cao, chính sách tài khố và tiền tệ thắt chặt làm thị trường chứng khốn trì trệ, thị trường BĐS đóng băng…)

Bên cạnh đó, do hoạt động điều hành, quản lý hệ thống TCTD và điều hành, thực thi chính sách tiền tệ đi theo xu hướng hành chính hố, xa rời các ngun tắc cơ bản của kinh tế thị trường đã tạo nên một môi trường kinh doanh bất ổn, méo mó và thiếu lành mạnh cho hoạt động tài chính- ngân hàng- tiền tệ.

Theo Ủy ban Giám sát, để làm trong sạch hệ thống trước mắt cần giải quyết ngay tình trạng căng thẳng về thanh khoản của hệ thống và từng TCTD: Tình hình thanh khoản hệ thống hiện nay có vẻ được cải thiện nhưng vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro lớn do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn (chủ yếu ngắn hạn) và sử dụng vốn (chủ yếu dài hạn). Song song với đó (trong ngắn và trung hạn) tiến hành xử lý nợ xấu (một nguyên nhân cơ bản của tình trạng rủi ro mất thanh khoản): Giải pháp thành lập Công ty VAMC (Cty quản lý nợ và khai thác tài sản) của hệ thống ngân hàng là hết sức đúng đắn trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên tái cấu trúc hệ thống NH không chỉ đơn thuần là xử lý nợ xấu, nâng cao khả năng tài chính, năng lực quản trị của các TCTD mà phải gắn với tái cơ cấu toàn bộ thị trường tài chính (nếu thị trường vốn trái phiếu, cổ phiếu khơng phát triển thì hệ thống NH sẽ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro), nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát, cơ cấu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của NHNN trong việc hoạch định và điều hành CSTT (giảm thiểu những rủi ro do chính sách, do điều hành khơng

theo ngun tắc thị trường…). Việc tái cơ cấu lại tài chính của các NH phải tuân thủ nguyên tắc: Chỉ dùng vốn Ngân sách NN để tăng vốn cho các TCTD Nhà nước (nhưng cần hạn chế tối đa). Đối với các TCTD cổ phần, chủ sở hữu (các cổ đơng lớn) phải có trách nhiệm cao nhất; Nhà nước chỉ nên cho vay (nếu cần) mà hạn chế tối đa việc góp vốn vào các TCTD này (tránh hiện tượng thay vì cổ phần hố lại quốc doanh hố các TCTD).

Ưu tiên trước mắt đó là phải giải quyết sự yếu kém trong vấn đề thanh khoản của các ngân hàng, sau đó mới chuyển sang xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. Bởi thanh khoản mới là vấn đề đáng lo nhất hiện nay của chính sách tiền tệ. Giải quyết được thanh khoản mới giảm được lãi suất, giảm được lãi suất thì mới hồi phục được thị trường tài sản (đặc biệt là thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán), thị trường này phục hồi cũng giảm được nợ xấu của khu vực NH, từ đó mới thực hiện được thành cơng các mục đích tái cấu trúc nền kinh tế mà Chính phủ đề ra.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho rằng do thanh khoản của hệ thống "còn hết sức mỏng và bấp bênh". có khoảng 50 TCTD thường xuyên có tỷ lệ sử dụng vốn cao hơn huy động, dẫn đến lãi suất bị đẩy lên cao. Năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống NH lên tới hơn 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản. Năm 2012 tình hình này đã cải thiện được, tỷ lệ sử dụng vốn dao động từ 93 - 96%, tuy nhiên là chưa chắc chắn. So với quốc tế, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào cơng cụ có thanh khoản cao, trong khi các NH Việt Nam hồn tồn đầu tư vào tín dụng.

Do vậy, áp lực với thanh khoản mỗi tổ chức là rất lớn. Trong hệ thống TCTD Việt Nam, hàng ngày thường xuyên có 50 TCTD có tỷ lệ sử dụng vốn cao hơn huy động vốn, dẫn đến lãi suất bị đẩy lên cao. Ngồi ra, lạm phát rình rập tăng trở lại cũng gây áp lực lên lãi suất. Do vậy, lãi suất vẫn còn cao so với khả năng hấp thụ của doanh nghiệp, song thời gian tới sẽ có giải pháp giảm lãi suất thêm nữa, trong đó có việc phải kiểm sốt được lạm phát. Trong những tháng đầu năm 2012, lãi suất còn cao, nhưng đến tháng 6/2012, lãi suất đã giảm rất nhanh về còn 9%/năm. Tỷ trọng dư nợ lãi suất trên 15%/năm cũng giảm mạnh, trước tháng 7/2012, tỷ lệ này

dao động từ 65 - 70%, đến tháng 11/2012 chỉ còn chưa đến 20%. Khó khăn về thanh khoản của các NHTM đang là lực cản của mục tiêu giảm lãi suất cho vay, cần chẩn đoán đúng nguyên nhân của căn bệnh này mới mong có giải pháp dứt điểm thay vì chỉ mang tính sự vụ - bằng cách bơm tiền ra cứu chữa chứa đựng rủi ro bùng phát lạm phát, hoặc áp trần lãi suất huy động cưỡng bức người gửi tiền chia sẻ chi phí tái cấu trúc các khoản nợ cùng với NH.

Bản chất của vấn đề thanh khoản mà các NHTMCP, đặc biệt là NHTMCP nhỏ, hiện đang gặp phải là … nợ xấu. Thực tế thời gian qua cho thấy nguyên nhân chủ yếu của nó khơng phải là sự chênh lệch tạm thời giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động trong hoạt động kinh doanh, mà thực chất là do nợ xấu không thu hồi được của các NH này. Các khoản nợ xấu này chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực sản xuất có liên quan do sức cầu ở các thị trường này suy giảm mạnh trong hơn một năm qua. Theo tính tốn của NHNN thì chỉ riêng tổng dư nợ bất động sản là xấp xỉ 200.000 tỉ đồng vào cuối năm 2011. Các khoản nợ này, nếu khơng thanh tốn được, sẽ ngày càng phình to với tốc độ tăng bằng với mức lãi suất trên dưới 20%/năm.

Với các khoản cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng và cả chứng khốn thì các NHTMCP hầu như chưa thu hồi được do các thị trường này sụt giảm mạnh cả về giá lẫn giao dịch. Mỗi khi các khoản huy động đáo hạn, các NHTMCP lại lâm vào tình trạng “đói” thanh khoản và sẵn sàng lao vào cuộc chạy đua lãi suất gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ. Do vậy, vấn đề thanh khoản sẽ không thể được giải quyết triệt để bằng cách tạm thời bơm tiền qua thị

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44)