Chiến lược quản lý thanh khoản với tài sản nợ trong các NHTM

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 72 - 75)

Tokyo Mitsubishi UFJ Ltd Việt Nam

3.3 Chiến lược quản lý thanh khoản với tài sản nợ trong các NHTM

Một thực tế là, hình thành một danh mục tài sản nợ có chi phí với rủi ro rút tiền thấp là rất khó. Điều này xảy ra là vì những nguồn vốn có xác suất rút tiền cao thì mới có chi phí thấp .Như vậy, trong quản lý tài sản nợ, bản thân NH phải tự đánh đổi giữa lợi ích chi phí thấp và xác suất rút tiền cao; và ngược lại. Ví dụ, tiền gửi khơng kỳ hạn có chi phí rất thấp nhưng xác suất rút tiền lại rất cao; ngược lại một trái phiếu kỳ hạn 5 năm có chi phí cao nhưng lại là nguồn vốn dài hạn đối với NH. Ngoài ra, những người nắm giữ các công cụ nợ dài hạn có thể tự chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp, do đó rủi ro rút trước hạn đối với NH hầu như không xảy ra. Một quan hệ giữa chi phí và rủi ro thanh khoản đối với nguồn vốn của NH có thể biểu diễn bằng đồ thị như sau:

Đồ thị 4 : Sự đánh đổi giữa chi phí và rủi ro thanh khoản

Trong đ hạn 5 năm

rDD = mức lãi suất của tiền gửi khơng kỳ hạn

Có nhiều chiến lược để nhà quản lý sử dụng vào quản lý danh mục tài sản nợ, trong đó, mỗi chiến lược đều phải tập trung vào một vấn đề quan trọng là xử lý việc đánh đổi giữa thu nhập và rủi ro. Mục tiêu trọng tâm của các chiến lược là tiếp cận các nguồn vốn một cách tin cậy, với chi phí hợp lý và bảo đảm khả năng thanh khoản cho NH.

3.3.1Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ

Chiến lược quản lý tài sản nợ đối với hầu hết các NH là phát triển vững chắc thị trường bán lẻ. Những khoản tiền gửi bán lẻ là nguồn vốn chiến lược chính hình thành sức mạnh của NH, bởi vì chúng có đặc điểm là ổn định trong dài hạn và có chi phí thấp hơn so với thị trường bán bn. Xét về mặt kỳ hạn, nguồn vốn bán lẻ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm; trong đó, tiền gửi khơng kỳ hạn có thể được rút ra bất cứ lúc nào, cịn tiền gửi tiết kiệm thường có thời hạn ngắn hoặc có thể được rút trước hạn. Như vậy, về mặt kỳ hạn, nguồn vốn bán lẻ có đặc trưng là ngắn hạn; nhưng những nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy, phần lớn số dư của nguồn vốn bán lẻ lại ổn định thường xuyên giống như những nguồn vốn dài hạn. Bên cạnh những ưu điểm như chi phí vốn thấp và ổn định, thì nguồn vốn bán lẻ cũng có nhược điểm là phải chịu chi phí hạ tầng cơ sở cao. Để lấy được niềm tin của khách hàng, ngân hàng phải chuẩn bị mạng lưới bán lẻ rộng khắp như triển khai hệ thống phòng giao dịch, hệ thống chi nhánh và các kênh phân phối điện tử để duy trì và phát triển ổn định hoạt động bán lẻ; đồng thời NH phải có phương án khả thi để tồn tại trong cuộc cạnh tranh về lãi suất trên thị trường bán lẻ. Cuối cùng, cho

dù hệ thống bán lẻ là ổn định và hiệu quả trong quá khứ và hiện tại, nhưng có thể trở nên bất ổn và kém hiệu quả trong tương lại nếu NH không chú trọng đầu tư đúng mức để mở rộng và phát triển các dịch vụ tài chính cho thị trường này.

3.3.2Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn

Chiến lược quản lý tài sản nợ thứ hai là đa dạng hóa nguồn vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ một thị trường nào, khu vực địa lý nào, công cụ huy động vốn nào, kỳ hạn nào, cơ sở khách hàng đầu tư nào và đồng tiền nào. Khi nguồn vốn là đa dạng cao, thì NH được bảo đảm tốt hơn về thanh khoản trong điều kiện của thị trường, tuy nhiên đổi lại NH phải chịu chi phí vốn cũng cao hơn. Trong thực tế tồn tại rằng, chi phí huy động vốn trên thị trường này có thể cao hơn so với thị trường khác, điều này phụ thuộc vào đặc điểm của các công cụ sử dụng trên từng thị trường, các điều kiện kinh tế, tên tuổi và danh tiếng của người phát hành chưa được biết đến một cách rộng rãi. Để có tên tuổi và danh tiếng trước những nhà đầu tư, trước hết NH cần phải thanh khoản và áp dụng mức lãi suất cạnh tranh; có NH huy động được vốn trên một số thị trường lớn hơn nhu cầu hoạt động tín dụng bình thường của mình.

Việc đi vay ngoại tệ để đa dạng hóa nguồn vốn tài trợ cho các nhà đầu tư trong nước bằng nội tệ có thể gặp rủi ro tỷ giá, nếu NH không áp dụng các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc các kỹ thuật này khơng có sẵn để sử dụng. Tuy nhiên, nếu NH đi vay bằng ngoại tệ và cho vay cũng bằng ngoại tệ thì sẽ tránh được rủi ro tỷ giá.

3.3.3Chiến lược tăng nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định

Danh mục tài sản nợ của hầu hết các ngân hàng thường có xu hướng thâm hụt các nguồn vốn dài hạn có lãi suất cố định. Đó là kết quả của sự khơng ưa thích đầu tư dài hạn của một bộ phận những người tiết kiệm; điều này càng thể hiện rõ khi lãi suất biến động mạnh và tỷ lệ lạm phát không ổn định. Kết quả là NH phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Điều này tạo ra rủi ro thanh khoản và các khó khăn trong quản lý nguồn vốn là phải thường xuyên tìm các nguồn vốn mới để thay thế các nguồn vốn cũ đến hạn thanh toán.

Nhận rõ khe hở kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, các nhà quản lý đã tích cực tìm kiếm các phương án để có được một danh mục tài sản nợ có kỳ hạn dài hơn. Một danh mục tài sản nợ có kỳ hạn dài sẽ cho phép NH tránh được sự không chắc chắn về nguồn vốn trong tương lai, giảm được tài sản dự trữ có thu nhập thấp và giảm được chi phí liên quản đến việc phải tuần hồn thường xun các nguồn vốn ngắn hạn; đồng thời, do có lãi suất cố định nên chi phí vốn là biết trước, điều này cho phép NH cho vay với lãi suất cố định và tránh được rủi ro lãi suất. Chiến lược nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định còn giúp NH tránh được những ảnh hưởng xấu khi thị trường vốn bất ổn và không bị tổn thương trước những thông tin thất thiệt liên quan trực tiếp đến NH.

Nếu quá trình thực hiện chiến lược nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định bộc lộ rủi ro lãi suất (khi lãi suất thị trường giảm), nhà quản lý có thể sử dụng các cơng cụ phịng ngừa như hốn đổi lãi suất để đạt được mức lãi suất mong muốn. Ví dụ, NH có nguồn vốn kỳ hạn 5 năm có mức lãi suất cố định và thanh tốn lãi suất thả nổi cho đối tác. Vấn đề quan trọng mà NH có được đó là các nguồn vốn dài hạn có tính ổn định cao, do đó làm giảm rủi ro thanh khoản.

Có nhiều phương pháp khác nhau để NH tăng được kỳ hạn của danh mục tài sản nợ; ví dụ trên thị trường bán lẻ, áp dụng chính sách lãi suất dài hạn hấp dẫn hơn hẳn so với ngắn hạn. Một phương án khác là tăng mức lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn để ổn định số dư của nguồn vốn này. Tuy nhiên, trong thực tế các NH thường không áp dụng chiến lược này, trừ khi nguồn vốn này giảm sút một cách nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 72 - 75)