2.2 Kết quả điều tra thị trƣờng
2.2.3.1 Yếu tố tác động đến quyết định mua ôtô nhập khẩu:
Theo kết quả khảo sát, trong số những người đã từng mua, sở hữu xe thì có 65% lựa chọn xe nhập khẩu. Vậy yếu tố nào khiến họ có quyết định như vậy?
Thứ nhất, do người Việt Nam có tâm lý “sính ngoại. Tâm lý “sính” hàng ngoại và hướng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam đang là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ô tô. Đã từ lâu tâm lý này còn tộn tại trong một bộ phận dân chúng, đó là do hàng nội cùng chủng loại do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra có chất lượng thua kém hàng ngoại. Nguyên nhân là do những năm trước đây, các doanh nghiệp nội địa với thiết bị và cơng nghệ lạc hậu thậm chí cịn thơ sơ, đa số doanh nghiệp đều ở quy mô nhỏ và vừa nên năng lực cạnh tranh và khả năng sản xuất ra sản phẩm thấp, chất lượng không cao, chưa kịp thời cải tiến nên không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất ô tô cũng mới chỉ dừng lại ở những khâu gia công lắp ráp đơn giản, hoặc chế tạo gương, kính, các thiết bị rẻ tiền khơng địi hỏi độ chính xác cao.... Cũng chính từ những vấn đề trên mà giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nội sản xuất ra thường ở mức cao hơn so với thế giới. Mặc dù
sự hội nhập với nền kinh tế thế giới đã giúp cho kinh tế nước nhà và các doanh nghiệp trong nước tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới, thay thế thiết bị, công nghệ cũ; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý kinh tế… Nhưng sự hội nhập cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề: ô tô ngoại nhập tràn ngập thị trường, đồng nghĩa với việc cùng một loại sản phẩm sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho mình.
Thứ hai, yếu tố chất lượng, chất lượng của xe nhập được đánh giá tốt hơn xe nội. Do ngành sản xuất ơ tơ được chính phủ bảo hộ nên chất lượng xe trong nước kém hơn rất nhiều so với xe nhập khẩu. Lâu nay ngườ tiêu dùng trong nước sở dĩ khơng kêu ca gì về xe lắp ráp trong nước là vì tốc độ cho phép khi tham gia giao thông tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức cao nhất là 80km/h. Với tốc độ này xe nội chưa phát hiện những khiếm khuyết mà nhà sản xuất đã cố tình bỏ qua. Trong khi đó xe nhập khẩu theo tiêu chuẩn nước sở tại (thường khó tính và cao hơn Việt Nam), đều phải đủ điều kiện để thử sức trên đường phố với tốc độ cao từ 120km/h đến 140 km/h, nên chỉ cần có xe khiếm khuyết là dẽ bị người tiêu dùng phát hiện và phản hồi trở lại nhà sản xuất và yêu cầu họ phải làm chu đáo hơn.
Thứ ba, công nghệ sản xuất ô tô trong nước chỉ dừng lại ở công nghệ cũ mà các nước sở tại đã ngừng sản xuất có khi tới cả chục năm nên lạc hậu về công nghệ, thiết bị…là điều chắc chắn. Người tiêu dùng Việt Nam cũng hiểu được rằng nếu không đầu tư vào ngành cơng nghiệp ơ tơ một cách tồn diện, thì ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam khó có thể sánh bước cùng với ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, sự thua kém về công nghệ dẫn đến sự thua kém về chất lượng và giá cả. Ta có thể thấy giá thành một chiếc xe lắp ráp tại Việt Nam thường chỉ
thấp hơn so với xe nhập khẩu từ một đến vài nghìn USD, tuy nhiên cần phải hiểu rằng đó là do những ưu đãi về thuế đối với ngành công nghiệp ô tô, chứ không phải khả năng sản xuất, lắp ráp của Việt Nam đạt được hiệu năng đó. Giá thành dù có rẻ hơn đơi chút xong về chất lượng lại thua kém nhiều so với xe nhập khẩu. Sau khi mở cửa thị trường, hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước sẽ cạnh tranh nhau gay gắt, người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và lợi ích của mình. Các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam không chú trọng đầu tư cơng nghệ, thiết bị sản xuất thì khó có thể gây dựng được lòng tin đối với người tiêu dùng.
Thứ tư, xe nhập khẩu đa dạng về mẫu mã, chủng loại, màu sắc hơn so với xe lắp ráp trong nước. Trên thực tế, nhiều mẫu mã xe không được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam mà chỉ được phân phối thông qua các đại lý hoặc các nhà nhập khẩu (ví dụ như Honda không lắp ráp xe Fit/Jazz, Accord…), thông qua salon nhập khẩu, người tiêu dùng cũng có cơ hội được tiếp cận đối với nhũng dòng xe hạng sang trên thế giới (Lexus, Acura, Maybach…). Thời gian giao xe cũng nhanh hơn khi mà phần lớn các salon nhập khẩu có thể bán xe ngay tại salon của mình, khơng phải chờ đợi như khi đi mua xe tại các doanh nghiệp liên doanh lắp ráp xe. Màu sắc cũng đa dạng hơn khi mua xe nhập khẩu, khi không ưng ý với chiếc xe tại salon này, người tiêu dùng có thể ghé qua salon khác để tìm một chiếc tương tự với màu sắc khác. Vì số lượng doanh nghiệp nhập khẩu ơ tơ là rất lớn nên sự lựa chọn cũng trở nên đa dạng hơn so với việc mua xe tại các liên doanh lắp ráp tại Việt Nam. Sự lựa chọn trở nên đa dạng và gần như là khơng giới hạn về mẫu mã, chủng loại, tính năng, màu sắc…, khi muốn mua một chiếc xe nào, người tiêu dùng có thể ủy thác lại cho doanh nghiệp nhập khẩu đúng loại
xe đó. Yếu tố lựa chọn cũng tác động một phần không nhỏ tới quyết định mua xe nhập khẩu.