CHƢƠNG 2 ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG ADHOC
2.6 DYNAMIC MANET ON-DEMAND (DYMO)
DYMO là giao thức định tuyến theo bảng mới nhất, hiện vẫn đang được phát triển bới MANET trong IETF. DYMO có thể coi là sự kết hợp của AODV và DSR. Mục tiêu của nó là thiết kế đơn giản, giảm thiểu yêu cầu hệ thống , đơn giản hóa việc thực thi giao thức. Một mặt, DYMO cũng sử dụng số thứ tự để đàm bảo tránh lặp tuyến, mặt khác, DYMO đưa ra các đặc tính mới như là thực hiện tính tốn tuyến đường. Bên cạnh thông tin tuyến đường về một mục tiêu được yêu cầu, một nút cũng nhận được thông tin về tất cả các nút trung gian nằm trên một tuyến đường mới khám phá được. Đây là một khác biệt cơ bản giữa DYMO và AODV, trong đó thì AODV chỉ tạo ra entry bảng định tuyến cho nút đích và nút next-hop, cịn DYMO thì lưu trữ tuyến đường cho mỗi nút trung gian. Điều này được thể hiên qua hình 2.9.
Khi sử dụng AODV, một nút A chỉ biết đường tới B và D sau khi Yêu cầu tuyến được đáp ứng. Trong DYMO, nút A cũng biết cả đường tới C. DYMO có thể thiết lập và duy trì các tuyến đường unicast trong các kịch bản mạng IPv4 và IPv6 bằng cách sử dụng cơ chế sau:
Nhằm phát hiện một tuyến mới đến một nút đích, một nút gửi một bản tin Yêu cầu tuyến RREQ tới tất cả hàng xóm trong phạm vị truyền sóng của nó. Điều này cũng nhận được bằng cách gửi bản tin tới 1 địa chỉ multicast cục bộ riêng. Khi một nút trung gian nhận được một RREQ nó thiết lập tuyến đường tới tất cả các nút mà gói tin đã đi qua. Sau đó nút sẽ gắn địa chỉ của chính nó vào bản tin và truyền bản tin tới tất cả các nút lân cận. Bằng cách này thì RREQ được quảng bả một cách hiệu quả trên mạng và cuối cùng là đến đích của nó.
Đich đáp ứng RREQ bằng cách gửi unicast một bản tin Trả lời RREP trở về nút mà nó mà từ đó nó nhận được RREQ. Cũng như trong quá trình quảng bá RREQ, nút này lại gắn địa chỉ của nó và ghi chú tất cả các thơng tin định tuyến có trong RREP. Cùng với thơng tin định tuyến đã có được trước đó khi chuyển tiếp RREQ tương ứng, nút trung gian có khả năng gửi RREP trở về nút nguồn của RREQ. Nút này cũng sẽ biết được tuyến đường tới nút đích được yêu cầu, cũng như là đường tới mọi nút trung gian, và ngược lại.
Một nút trung gian cũng có thể tạo ra RREP nếu như nó biết tuyến đường tới đích. Để phản ứng tốt với mạng có mức độ di chuyển cao, các liên kết trên tuyến đường đã biết được có thể được theo d i, bằng cách sử dụng giao thức nhận biết hàng xóm (Neighboehood Discovery Protocol) hoặc kiểm tra phản hồi nhận được ở tầng data link. Một hệ thống cũng có thể lựa chọn khơng bật tính năng theo d i, đơn giản chỉ xóa các tuyến khơng cịn hoạt động. Khi một nút phát hiện liên kết lỗi, nó sẽ gửi một bản tin RERR để thơng báo có tất cả các nút lân cận, thơng báo cho chúng biết về tất cả các tuyến đị đứt.
TỔNG KẾT
Qua việc nghiên cứu một số giao thức trong mạng Ad hoc ta có thể thấy rằng chưa có giao thức nào có đầy đủ các tính năng và khơng thể khẳng định giao thức nào là tối ưu cho mạng Ad hoc. Tuy nhiên, chức năng chính của các giao thức là tìm được đường đi tới đích, khơng phải đường ngắn nhất hay đường tối ưu nhất được đáp ứng.
CHƢƠNG 3 THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỘNG TRONG MƠ PHỎNG MẠNG AD
HOC
Như đã trình bày ở chương 2, giao thức định tuyến trong mạng Ad hoc đều tập trung giải quyết vấn đề và khái niệm đặc trưng của môi trường vô tuyến. Nhưng giao thức nào là tốt nhất, phù hợp nhất? Nó phụ thuộc vào cấu trúc và thuộc tính của mạng, mật độ nút mạng, mức độ di chuyển của nút mạng, kích cỡ mơi trường, kiểu di chuyển của các nút mạng...