Bao bì dạng ống mềm (tuýp).

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa việt nam (Trang 38 - 39)

4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)

4.2.9. Bao bì dạng ống mềm (tuýp).

Điểm mạnh

Phân ngành này có sự đa dạng về sản phẩm, đáp ứng tất cả nhu cầu của các nhà đóng gói và đã đạt được các chứng nhận. Một cơng ty sản xuất có trình độ thế giới đã đầu tư vào một dây chuyền sản xuất tiên tiến và năng lực in ấn 8 màu.

Phân ngành này sử dụng tốt các công cụ quảng bá, bao gồm cả việc tạo thuận lợi cung cấp thông tin cho xuất khẩu như khối lượng trên mỗi loại sản phẩm và trên một container 20 feet. Phân ngành này cũng theo dõi các thông tin về khách hàng và có khả năng đáp ứng các đơn hàng và thị trường quy mô nhỏ.

Điểm yếu

Chưa xác định được điểm yếu.

Cơ hội

Có thể mở các đại lý xuất khẩu tại các nước láng giềng trung gian do gần về mặt địa lý. Mối quan hệ với các nhà đóng gói mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm sẽ đảm bảo khả năng phát triển bền vững ở các thị trường phát triển, củng cố các thương vụ xuất khẩu thành công sang Đức và Hà Lan.

Ngoài ra thị trường sản phẩm này cũng đang tăng trưởng ở một số thị trường Châu Á mới nổi. Có khả năng củng cố thêm ở các thị trường phát triển do áp lực các công ty mỹ phẩm muốn tạo thêm lợi nhuận bằng cách cắt giảm chi phí đóng gói.

Thách thức

Chưa xác định được thách thức. Các công ty hoạt động trong ngành này cần thu thập thông tin về các quy định pháp lý đối với bao gói thực phẩm bằng polyme trên tồn thế giới.

Tháng 4/2006-Tháng 1/2007

5. Các lựa chọn chiến lược

Các lựa chọn chiến lược được xác định dựa trên cơ sở nghiên cứu khả năng phát triển của ngành và vị trí hiện tại của ngành. Tuy nhiên, khơng phải tất cả các phân ngành đều có năng lực xuất khẩu tương xứng. Vì thế, các nguồn lực và sự hỗ trợ nên được tập trung cho các phân nhóm ngành có triển vọng và năng lực xuất khẩu nhất, trong trung hạn. Màng PE, túi dệt và các sản phẩm ép phun cho thấy tiềm năng cạnh tranh xuất khẩu khá lớn, vì thế đối với các phân ngành này cần tập trung trong chiến lược xuất khẩu ngành để phát triển hơn nữa nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh bền vững.

Màng PE : Mặc dù ngành này có khả năng cạnh tranh xuất khẩu tương đối hạn chế,

nhưng ngành có khả năng đáp ứng được sự tăng trưởng cao của các ngành trong nước thông qua đáp ứng nhu cầu về bao bì xuất khẩu của các nhà sản xuất hàng hố trong nước. Ngành này cũng có thể tập trung vào một vài phân khúc thị trường nhỏ với tỉ suất lợi nhuận thấp để để đạt được vị thế xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cần nâng cấp các tồn bộ hoạt động để có thể thực sự cạnh tranh được trên thị trường toàn cầu.

Bao bì dệt: Nhóm ngành này được xác định là có những lợi thế cạnh tranh tiềm năng

về năng lực cung cấp, các lựa chọn gia tăng giá trị, lao động thủ công và nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng. Nhóm ngành bao bì dệt của Việt Nam sử dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến. Bên cạnh đó, thị trường bao bì dệt ước tính đạt 80.000 tấn, xếp thứ hai trong phân đoạn thị trường bao bì mềm, có thể đạt được khối lượng tới hạn tiềm năng.

Về mặt giá trị gia tăng, bao bì dệt được dùng để may túi trọng lượng nặng và đa chức năng cho cả trong tiêu dùng và trong cơng nghiệp. Ví dụ, các loại túi mua hàng bền chắc, có quai xách, nhiều ngăn, bên cạnh in ấn trang trí và đa lớp vật liệu. Một lợi thế cạnh tranh khác là phân đoạn thị trường này cần lao động tinh xảo và có khả năng dệt may lành nghề - là những yếu tố mà nhân cơng của Việt Nam có thể đáp ứng tốt và trội hơn so với nhân công của các đối thủ cạnh tranh lớn khác ở Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bao bì mềm cỡ vừa (FIBC): Một sản phẩm mục tiêu tiềm năng là loại túi container–

FIBC. Phân đoạn ngành này có các lợi thế cạnh tranh kể trên. Cơ quan sáng chế Hoa Kỳ gần đây đã cơng nhận FIBC có các đặc tính giảm hiệu quả tĩnh điện. Do đó FIBC có thể sẽ hướng tới nhiều phân đoạn thị trường có các nhu cầu khác nhau10

. Quan trọng hơn, các nhà cung cấp FIBC của Việt Nam đã có những thành cơng nhất định ở thị trường EU. Một nguồn tin từ ErtuğYAŞAR cho thấy năm 2003 Việt Nam chiếm 11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu FIBC của các nước EU, xếp thứ ba sau Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ (tham khảo Phụ lục 3 để biết thêm chi tiết). Như vậy cần quan sát kỹ hơn sự phát triển này trên phạm vi toàn thế giới để xem xét liệu phân đoạn thị trường ngành này có nên được ưu tiên xuất khẩu hay khơng. Chúng tôi tin rằng Hiệp hội nhựa Việt Nam và các nhà hoạch định chính sách của Bộ Cơng nghiệp đang đứng ở một ví trí thuận lợi để có thể theo dõi và phản ánh sự phát triển này trong chiến lược xuất khẩu ngành, đặc biệt là các tiêu chuẩn chất lượng, các chứng nhận cần thiết của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với các phân đoạn thị trường FIBC khác nhau. Đồng thời, Hiệp hội cũng cần thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu FIBC hàng đầu về sự phát triển này. Có thể tham khảo thêm thơng tin về FIBC trong Phụ lục 3.

Sản phẩm ép phun: Tiềm năng xuất khẩu của mặt hàng khn chất lượng cao địi

hỏi cần có sự phát triển năng lực thiết kế khuôn một một cách phù hợp để có thể cạnh tranh trong xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)