Kết quả thể nghiê ̣m

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 trường tiểu học sơn bình tam đường lai châu (Trang 48 - 66)

9. Cấu trúc đề tài

3.2.5. Kết quả thể nghiê ̣m

Sau khi tiến hành thể nghiê ̣m giảng da ̣y, chúng tôi đã thu được kết quả nhất đi ̣nh như sau:

Bảng 9: Kết quả khắc phục lỗi phát âm của HS

STT Lớp SLHSKS

Phụ âm đầu Vần Âm cuối l/d (%) v/b (%) l/n (%) uôn/uân (%) oc/ooc (%) p/t (%) i/y (%) 1 TN 40 36/40 (90%) 36 (90%) 36 (90%) 38 (95%) 38 (95%) 37 (93%) 37 (93%) 2 ĐC 40 28/ 40 (70%) 28 (70%) 28 (70%) 30 (75%) 30 (75%) 24 (60%) 24 (60%)

Bảng 10: Kết quả khắc phục lỗi về dấu thanh khi phát âm của HS

STT Lớp SLHSKS Dấu thanh (%) ~ / „ ~ / · · / ‟ 1 TN 40 38/40 (95 %) 38 (95 %) 38 (95%) 2 ĐC 40 24 (60%) 24 (60 %) 24 (60 %)

Từ kết quả thể nghiệm , chúng ta có thể nhận thấy rằng: việc sử dụng các biện pháp dạy học đã đề xuất giúp cho giờ Học vần tạo hứng thú, lôi cuốn, thu hút được các em tham gia học tập giúp cho việc dạy và học phát âm được nâng cao góp phần làm cho kết quả dạy học vần được tăng lên rõ rệt.

Nếu như ở lớp đối chứng chỉ có 70% HS phát âm đúng phụ âm đầu thì ở lớp thể nghiệm kết quả đạt 90%. Thông qua sử dụng trò chơi thu hút được HS vào nội dung bài học và HS được phát âm nhiều lần, kết hợp với GV sửa lỗi giúp HS phát âm đúng.

Đối với luyện phát âm phần vần, ở lớp đối chứng chỉ có 75% HS phát âm đúng thì ở lớp thể nghiệm có tới 95% HS phát âm đúng.Cùng với việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống: phương pháp luyện tập theo mẫu,

phương pháp trực quan,… thì việc sử dụng các biện pháp: kết hợp với phụ huynh cho tăng cường nối TV khi ở nhà, kết hợp vừa đọc vừa viết chữ đã đem lại hiệu quả nhất định, tránh được tình trạng HS phát âm sai vần, bỏ sót âm cuối của vần…

Về phát âm thanh điệu, HS phát âm đúng khi kết quả thu được ở lớp thể nghiệm đạt 94% HS phát âm đúng, ở lớp đối chứng chỉ có 60% HS phát âm đúng. Đa số các em HS khi phát âm đúng phụ âm đầu, phần vần thì việc sửa lỗi phát âm về thanh điệu sẽ dễ dàng hơn.

Như vậy qua phần thể nghiệm và phân tích kết quả như trên, chúng tôi nhận thấy: việc sử dụng các biện pháp mà đề tài đã đề xuất vào việc rèn kỹ năng phát âm TV cho HS lớp 1 dân tộc thiểu số Trường Tiểu học Sơn Bình – Tam Đường – Lai Châu đã đạt được những kết quả nhất định. Hy vọng đó sẽ là những ý kiến tham khảo cho các bạn sinh viên, các GV đang trực tiếp giảng dạy lớp 1 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phát âm nói riêng và dạy Học vần nói chung cho HS lớp 1 dân tộc thiểu số Trường Tiểu học Sơn Bình – Tam Đường – Lai Châu.

Tiểu kết

Học vần là phân môn có nhiệm vụ to lớn trong việc rèn kĩ năng phát âm cho HS lớp 1. Nguyên tắc dạy học học vần là sự vận dụng các nguyên tắc dạy học tiếng Việt nói chung cho phù hợp với đặc trưng của phân môn. Trong quá trình tổ chức giờ học, các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng một cách linh hoạt và cụ thể hoá thành những biện pháp dạy học phù hợp thông qua các bước lên lớp của từng bài cụ thể. Dựa trên những hiểu biết về đối tượng, kĩ năng phát âm của HS để đề xuất các phương pháp cho phù hợp. Các biện pháp đề xuất là những biện pháp rèn phát âm đúng cho HSDT, khắc phục tình trạng phát âm sai và hướng tới việc phát âm chuẩn cho HS. Dựa trên những hiểu biết về đối tượng, kĩ năng phát âm của HS để đề xuất các phương pháp cho phù hợp. Qua thể nghiệm, bước đầu đã chứng minh được những biện pháp rèn phát âm đúng, khắc phục tình trạng phát âm sai và hướng tới việc phát âm chuẩn cho HS

PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình làm đề tài: “Rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh dân

tộc thiểu số lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình - Tam Đường - Lai Châu”. Chúng

tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

1. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ rèn các kỹ năng tiếng Việt cho học sinh. Trong phân môn Học vần kĩ năng đọc và viết được đặc biệt ưu tiên. Điều này có nguyên nhân từ mục tiêu của phân môn là dạy chữ - một phương tiện biểu đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học sinh lớp 1 hầu như chưa biết tới. Do vậy, phân môn Học vần phải tuân thủ ba nguyên tắc dạy học tiếng Việt đặc thù ở Tiểu học

phát triển lời nói, phát triển tư duy, và tính đến đặc của học sinh.

2. Vào học lớp 1 là một bước ngoặt lớn trong đới sống của HS. Sự thay đổi

vè môi trường học tập với những nề nếp học tập mới, sự thay đổi về tâm sinh lý đã khiến học sinh lớp 1 nhất là HSDT thiểu số như ở miền núi Sơn La gặp không ít khó khăn. Để giúp trẻ bước qua ngưỡng cửa lớp 1, GV có thể sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học mới giúp các em có thể nhanh chóng làm quen, hòa nhập với môi trường mới,tạo điều kiện cho quá trình luyện phát âm nói riêng, dạy Học vần nói chung.

3. Qua khảo sát thực trạng dạy và học phát âm của HS lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình có thể nhận thấy: đối tượng HS lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình có đặc điểm giống nhiều trường Tiểu học nằm trong địa bàn tỉnh Lai Châu. Nổi bật hơn cả là đa số HS là người dân tộc thiểu số dẫn đến nhiều khó khăn, hạn chế trong học TV, Học vần nói chung và luyện phát âm nói riêng. Vì thế mà chất lượng cũng như kết quả còn thấp, HS ít có hứng thú với môn học. Qua phân tích, chúng tôi còn thu được những thuận lợi và khó khăn của GV khi luyện phát âm cho HS lớp 1, để từ đó đưa ra những biện pháp phát âm sao cho phù hợp.

4. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn khảo sát thực trạng dạy – học phát âm cho HS lớp 1, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát âm như sau: Sử dụng trò chơi trong dạy học phát âm; Kết hợp với phụ huynh cho tăng cường nói tiếng Việt ở nhà; Kết hợp vừa đọc vừa viết chữ.; Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học phát âm

5. Qua thể nghiệm ứng dụng các biện pháp đề xuất bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Điều đó chứng tỏ những biện pháp rèn phát âm đúng, khắc phục tình trạng phát âm sai và hướng tới việc phát âm chuẩn cho HS là đúng hướng.

Do điều kiện thời gian cũng như khôn khổ của khóa luận, tác giả mới chỉ bước đầu đi tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất biện pháp dạy học cho đối tượng HS lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình ở một lĩnh vực cụ thể đó là luyện phát âm cho phân môn Học vần. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được bổ xung và hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A - Thành Thị Yên Nữ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến

(1996), Phương pháp dạy học Tiếng việt. Giáo trình chính thức đào tạo Giáo

viên Tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm và 12 + 2. NXB Giáo dục.

2. Trần Mạnh Hưởng(2000),Vui học Tiếng Việt. NXB Giáo Dục.

3. Đặng Thị Lanh (chủ biên), (2006), Tiếng Việt 1,tập 1 + 2. NXB Giáo dục.

4. Đặng Thị Lanh (chủ biên), (2010), Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập 1 + 2.

NXB Giáo Dục.

5. Nguyễn Bá Minh (chủ biên), (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư

phạm. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học. NXB Giáo dục.

6. Lê Phương Nga - Lê A - Lê Hữu Tỉnh - Đỗ Xuân Thảo - Đặng Kim Nga

(2003), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng

Việt ởTiểu học. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học. NXB Giáo dục.

8. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở

Tiểu học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Hoàng Phê (chủ biên), (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

10. Đàm Hồng Quỳnh (2003), Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn

TiếngViệtlớp 1. NXB Giáo Dục.

11. Cù Đình Tú - Hoàng Văn Thung - Nguyễn Văn Trứ (1978), Ngữ âm học

TiếngViệt hiên đại, NXB Giáo Dục.

12. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình

mới. NXB Giáo Dục.

13. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học (2006), Phương pháp dạy học Tiếng

PHỤ LỤC 1

MẪU GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM Bài 98: UÊ – UY

A. Mục tiêu:

Sau bài học, HS nắm được cấu tạo vần uê, uy.

- HS đọc và viết được các vần: uê, uy, bông huệ, huy hiệu - Nhận ra vần uê, uy trong các tiếng, từ ứng dụng.

- Đọc đúng các từ ngữ: cây vạn tuế, xum xuê, tàu thủy, khuy áo và đoạn thơ ứng dụng: NXB Giáo Dục.

Cỏ mọc xanh chân đê Dâu xum xuê nương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy

bay”.

B. Đồ dùng dạy học:

1. GV: SGK, tranh minh họa các từ khóa, băng giấy ghi các từ khóa, câu ứng dụng trong SGK và luyện nói.

2. HS: SGK, vở tập viết, bảng con, bộ chữ thực hành.

C. Các hoạt động dạy học

Tiêt 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

I, Ổn định tổ chức (1’) II, Kiểm tra bài cũ (2’)

- Đọc bảng: chỗ ngoặt, khoa học, khai hoang, ngoan ngoãn, loăng quăng - Đọc SGK

- Viết bảng: Chỗ ngoặt, khoa học, khai hoang

- GV nhận xét, đánh giá

Hát, chuẩn bị đồ dùng

4 – 6 em

2 em

III, Dạy học bài mới (29’) 1, Giới thiệu bài (1’)

- Hôm nay cô dạy bài mới có âm u

đứng đầu. Đó là vần uê, uy

2, Dạy vần mới (28’)

a) Nhận diện vần:

* Vần được tạo bởi những âm nào?

- Ghép vần cho cô:

b) Đánh vần và đọc:

? Vần được đánh vần như thế nào?

- Đọc vần

- Khi đã có vần muốn có tiếng huệ

ta phải làm thế nào?

- Hãy ghép cho cô tiếng huệ?

Phân tích tiếng: huệ

? Đánh vần như thế nào?

- Con hãy đọc tiếng con vừa ghép Cho HS quan sát tranh bông huệ

Đọc từ: bông huệ

Đọc lại sơ đồ: u - ê - uê

hờ - uê - huê - nặng - huệ bông huệ * uy ( Quy trình tương tự) * So sánh uê – uy: - Giống nhau - Khác nhau Đọc từ khóa: u - y - uy Đọc đồng thanh: uê, uy

Vần uê được tạo bởi 2 âm: âm u

âm ê

Ghép: uê

u – ê – uê: cá nhân – nhóm – đồng thanh

- Đọc cá nhân – đồng thanh uê

Ta thêm âm h trước vần , dấu

nặng dưới chữ ê

Ghép huệ

Âm h đứng trước vần uê đứng sau

dấu nặng dưới chữ ê.

hờ - uê - huê - nặng - huệ

Đọc huệ cá nhân - đồng thanh

HS quan sát tranh

bông huệ cá nhân - đồng thanh

2 HS – đồng thanh

- Cùng bắt đầu bằng âm đệm u

hờ - uy - huy huy hiệu * Đọc lại các từ khóa * Nghỉ 2‟ c) Đọc từ ngữ ứng dụng (5‟) Ghi từ ngữ ứng dụng:

cây vạn tuế tàu thủy xum xuê khuy áo

Giảng từ: xum xuê: cây cối có nhiều

cành rậm rạp tươi tốt d) Tập viết (7‟)

GV viết mẫu, hướng dẫn viết bảng con

uê, uy, bông huệ, huy hiệu

Nhận xét, chỉnh sửa cho HS * Đọc lại toàn bài

* Tìm tiếng, từ chứa vần mới học * Nghỉ 5‟ Cá nhân – nhóm – đồng thanh 1 em đọc Hát HS đọc: cá nhân – nhóm đồng thanh Viết bảng con Đồng thanh Ghép chữ: Thể dục, múa hát Tiết 2 3, Luyện tập: a) Luyện đọc: (10‟)

- Nhắc lại vần, tiếng, từ khóa ở tiết trước

- Đọc các từ ứng dụng;

- Đọc câu ứng dụng: Bức tranh vẽ gì?

Nội dung bức tranh đó chính là những câu thơ bên dưới.

Hãy đọc bài thơ.

6 – 8 HS đọc: uê, huệ, bông huệ; uy,

huy, huy hiệu

6 – 8 HS đọc cá nhân – đồng thanh

cây vạn tuế tàu thủy xum xuê khuy áo

Cảnh dòng sông, cây cối, xóm làng

Cỏ mọc xanh chân đê Dâu xum xuê nƣơng bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi

? Tìm tiếng mang vần mới trong câu văn?

- GV đọc mẫu câu, giảng nội dung.

b) Luyện viết (10‟)

Hướng dẫn HS viết bài trong vở tập viết.

Quan sát, chỉnh sửa cho HS. Chấm một số bài, nhận xét. * Nghỉ 2‟

c) Luyện nói (6‟) Cho HS quan sát tranh

Trong tranh có những hình ảnh gì? Hôm nay chúng ta sẽ nói về các phương tiện giao thông này. Lớp mình ai đã đi tàu hỏa? Ai đã được đi tàu thủy? Ai đã được đi ô tô? Ai đã được đi máy bay?

* Con đã được đi trên những phương tiện nào, khi nào, cùng với ai?

* Phương tiện đó hoạt động ở đâu? Con có thích không? Trong những

- Cá nhân tìm đọc kết hợp phân tích.

- Chữ xuê có chứa vần uê.

Cho HS đọc câu.

- Cá nhân nối tiếp – dãy đồng thanh – lớp.

HS viết vào vở tập viết: uê, uy, bông

huệ, huy hiệu

Hát một bài Sử dụng SGK

Hình ảnh tàu hỏa, tàu thủy, ô tô máy bay.

HS giơ tay

phương tiện này, phương tiện nào nhanh nhất? - Gọi HS trả lời Đọc chủ đề luyện nói: GV nhận xét, tuyện dương. đ) Đọc trong SGK (4‟) GV đọc mẫu Gọi HS đọc bài. IV. Củng cố dặn dò: (4’)

Ttoor chức trò chơi: “Nhìn tranh đoán từ”

GV phổ biến luật chơi: GV gắn từng bức tranh lên bảng. HS suy nghĩ và trả lời từ chủ đề của tranh là gì và phải đọc, phát âm lại đúng tiếng từ đó. GV công bố đáp án đúng, gắn các băng giấy có ghi sẵn tiếng, từ có tương ứng với tranh trên bảng. GV tổng kết trò chơi

Tuyên dương HS thắng cuộc

Nhận xét, dặn dò. Hướng dẫn bài sau.

Đại diện các nhóm trả lời.

Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay

2 – 3 HS đọc – đọc cả lớp

HS thi đua xem ai trả lời đúng và phát âm đúng nhiều từ khóa của tranh ứng dụng nhất là người thắng cuộc. Các từ khóa: - Tàu thủy - Cây vạn tuế - Thủy thủ - Cố đô Huế - Hoa huệ - Khuy áo

Xem trước bài 99: uơ, uya

BÀI 100: UÂN - UYÊN A. Mục tiêu:

Sau bài học, HS nắm được cấu tạo vần uân, uyên

- HS đọc và viết các vần: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền. - Nhận ra vần uân, uyên trong từ, câu ứng dụng.

- Đọc đúng các từ ngữ: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện và đoạn thơ ứng dụng:

Chim én bận đi đâu Hôm nay về mở hội Lượn bay như dẫn lối Rủ mùa xuân cùng về.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Em thích đọc truyện”.

B. Đồ dùng dạy học

1. GV: SGK, tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng trong SGK và luyện nói, bút dạ, bảng phụ ghi sẵn các đoạn thơ, văn có tiếng chứa vần uân, uyên.

2. HS: SGK, vở tập viết, bảng con, bộ chữ thực hành.

C. Các hoạt động dạy học

Tiết 1 I. Ổn định tổ chức (1’)

II. Kiểm tra bài cũ (2’)

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 trường tiểu học sơn bình tam đường lai châu (Trang 48 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)