9. Cấu trúc đề tài
2.3. Thực trạng dạy phát âm cho HS lớp1
Bảng 4: Nhận thức của GV về nguyên nhân mắc lỗi của HS
STT Nguyên nhân mắc lỗi Số lượng GV
được khảo sát (%) Đồng ý (%) Không đồng ý (%) 1 Vốn từ TV hạn chế 4 4 (100%) 0 (0%) 2 Ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ 4 4 (100%) 0 (0%) 3 Tâm lí rụt rè của HS 4 3 (75%) 1 (25%) 4 HS không thích học TV 4 2 (50%) 2 (50%) 5 HS chưa tích cức rèn luyện phát âm 4 1 (25%) 3 (75%)
Bảng 5: Các phương pháp GV thường sử dụng để rèn kĩ năng phát âm cho HS STT Các phương pháp Số lượng GV được khảo sát Thường sử dụng (%) Ít sử dụng (%) Không sử dụng (%) 1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ 6 4 (66,7%) 2 (33,3%) 0 (0%)
2 Phương pháp giao tiếp 6 3 (50%) 2 (33,3%) 1 (16,7%)
3 Phương pháp luyện tập
theo mẫu 6 5 (83,3%) 1 (16,7%) 0 (0%)
4 Phương pháp trực quan 6 3 (50%) 2 (33,3%) 1 (16,7%)
5 Phương pháp trò chơi 6 1 (16,7%) 3 (50%) 2 (33,3%)
Học vần là phân môn quan trọng đối với HS lớp 1. Việc luyện phát âm trong chương trình Học vần lớp 1 hiện nay được nhiều GV quan tâm. Bởi có phát âm chuẩn, chính xác thì HS mới có thể viết đúng chính tả, đọc đúng văn bản và học tốt các môn học khác trong nhà Trường Tiểu học. Ngoài ra khi phát âm chuẩn ở lớp 1 thi các lớp 2, 3, 4, 5... HS sẽ đọc tốt, đọc đúng. Chương trình SGK hiện nay đã có nhiều thay đổi: kênh chữ giảm dần thay vào đó là việc tăng cường kênh hình để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1. Dựa vào đó các thầy cô giáo giảng dạy ở Trường Tiểu học cũng có những phương pháp dạy học cho phù hợp. Song do đặc điểm, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất của từng trường, từng vùng khác nhau nên việc sử dụng phương pháp dạy học cũng khác nhau.
Trường Tiểu học Sơn Bình có đội ngũ giáo viên với trình độ đào tạo chủ yếu là cao đẳng và đại học. Trong đó có 2 giáo viên dân tộc thiểu số chiếm 7,1%. Đa số GV có số năm công tác tương đối cao, có kinh nghiệm giảng dạy, lòng yêu nghề, mến trẻ. Đặc biệt đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy ở lớp 1 đều có trình độ cao đẳng trở lên. GV dạy lớp 1 đều là dân tộc Kinh, không có GV bản ngữ. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi khi dạy Học vần nói
chung và luyện phát âm nói riêng. Vì GV có phát âm chuẩn TV thì mới có thể giúp HS sửa lỗi phát âm, diễn đạt cho đúng chuẩn TV được.
Ngoài ra, ở Trường Tiểu học Sơn Bình các thiết bị, đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ. Cơ sở vật chất nhà trường được đảm bảo, phụ huynh HS quan tâm và tạo điều kiện cho việc học tập của con em mình nhiều hơn... Những điều kiện thuận lợi như vậy có tác động rất lớn đến quá trình dạy và học nói chung, dạy phát âm cho học sinh trong chương trình Học vần lớp 1 nói riêng.
Bên cạnh đó, Trường Tiểu học Sơn Bình còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học đã trở nên lạc hậu, chủ yếu GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, cơ bản như: phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp luyện tập theo mẫu ... Đó là những phương pháp dạy học mà HS đã quen thuộc và không tạo được hứng thú cho bài học. Vì vậy, việc luyện phát âm cho học sinh không đạt hiệu quả như mong muốn.
Đối với học sinh lớp 1, GV cần sử dụng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng trường để thu hút HS tham gia học tập. Hiện nay trong Nhà trường Tiểu học có rất nhiều phương pháp dạy học luyện phát âm để GV lựa chọn và sử dụng như: phương pháp trò chơi, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp luyện phát âm thông qua học hát... qua điều tra ở một số GV dạy lớp 1, các GV đều cho biết họ rất ngại tổ chức trò chơi cho HS trong giờ Học vần đặc biệt là phương pháp luyện phát âm vì đây là dạy học đòi hỏi GV phải có sự quản lí lớp khá tốt. Ngoài ra do môi trường lớp học nhỏ nên khó tổ chức trò chơi. HS lớp 1 đang bước vào giai đoạn chuyển đổi hoạt động: từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nên khi được tham gia trò chơi, HS sẽ quá khích làm ảnh hưởng đến lớp học khác và GV khó dẫn dắt HS quay trở lại bài học sau khi kết thúc trò chơi. Tuy nhiên đây là những suy nghĩ hết sức sai lầm vì khi tham gia trò chơi, trẻ được chơi hết mình có tâm lí thoải mái sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học nhanh chóng và có hiệu quả.
Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) cũng là phương pháp dạy học mới nhưng cũng đã được sử dụng ở nhiều nơi và ở một số Trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Lai Châu sử dụng thường xuyên. Đối với Trường Tiểu học Sơn Bình thì do điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường, do trình độ của GV còn chưa đáp ứng được nên việc sử dụng CNTT trong giờ học là rất ít. Chỉ những khi có bài thao giảng, thi GV dạy giỏi, ... các GV mới sử dụng CNTT vào dạy học. Đôi khi là cả năm học GV mới sử dụng CNTT trong dạy học một lần. Theo chúng tôi nhận thấy sử dụng CNTT (phần mềm Power Point) trong dạy Học vần đặc biệt là luyện phát âm sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong phần mềm Power Point có rất nhiều hình ảnh sinh động, các chữ dần hiện ra, kết hợp lồng ghép giọng phát âm mẫu, chuẩn cho trẻ nghe tạo sự thu hút, hấp dẫn HS. Nhưng các GV lại ngại sử dụng CNTT vì để dạy được một tiết học bằng phần mềm Power point thì người dạy phải đầu tư mất rất nhiều thời gian chuẩn bị và quá trình thực hiện bài giảng gặp nhiều khó khăn nếu GV không quen sử dụng các thiết bị: máy vi tính, máy chiếu,...
Trong thực tế dạy học lớp 1 ở Trường Tiểu học Sơn Bình còn có sự bất đồng ngôn ngữ giữa GV và HS nên việc dạy và học phát âm gặp nhiều khó khăn. HS dân tộc thiểu số mới vào lớp 1 không rõ tiếng Việt, GV là người kinh không biết tiếng dân tộc nên khó giải thích cho HS hiểu, HS không thể phát âm chuẩn theo yêu cầu của GV. Mặt khác, do sự luân chuyển GV thường xuyên nên GV gặp nhiều khó khăn khi dạy học vì đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức và khả năng học tập của HS ở những vùng khác nhau thì GV phải có những phương pháp dạy học khác nhau.
Đa phần các GV đều nói rằng: do điều kiện kinh tế ít được đi tham quan, tập huấn, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp dạy học với các Trường Tiểu học ở các vùng miền khác nhau nên GV chưa nhanh nhạy trong việc tiếp thu, đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy, qua tìm hiểu thực trạng phát âm cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Sơn Bình - Tam Đường - Lai Châu, chúng tôi nhận thấy các GV cần phải
biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp để đá ứng được yêu cầu dạy học đã đề ra.