.Công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam (Trang 58)

• Triển khai các dịch vụ phái sinh mới, phù hợp với thị trường và nền kinh tế Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường phái sinh trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam.

• Tiếp tục phát triển và ổn định thị trường phái sinh hiện có, nâng cao giá trị, vai trị của các sản phẩm phái sinh.

4. Quản lý từ phía Nhà nƣớc

• Hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát, hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế và xây dựng khung pháp lý cho TTCK.

• Song song với việc triển khai, hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về chứng khốn, cơ quan quản lý cũng khơng ngừng tiến hành rà soát các quy định có vướng mắc trong thực hiện, nghiên cứu kinh nghiệm thị trường các nước để có những đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới cho phù hợp với tình hình thị trường.

• Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phịng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường vốn, thị trường chứng khốn.

• Nghiên cứu hồn chỉnh các chính sách về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động chứng khốn phái sinh.

• Nhanh chóng xây dựng luật chứng khoán phái sinh và các hướng dẫn đi kèm để thúc đẩy thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

• Ban hành thơng tư hướng dẫn hoạt động bán khống và nghiệp vụ repo tại thị trường Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, tránh tình trạng “lách luật” như hiện nay.

• áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường.

II. Điều kiện để phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 1. Sự phát triển của nền kinh tế

Thị trường chứng khoán phái sinh là một bộ phận của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, muốn thị trường chứng khốn phái sinh phát triển thì nền kinh tế của Việt Nam cần phải ổn định và tăng trưởng sao cho phù hợp với sự phát triển của khu vực và thế giới.

Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn lạm phát, giá các sản phẩm trên thị trường tăng cao, nền kinh tế đang trong giai đoạn bất ổn. Sự thay đổi mạnh ở Thị trường chứng khoán thế giới ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường chứng khốn Việt Nam, gía tăng gây áp lực lên lạm phát. Bên cạnh đó, sự phát triển của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam suy giảm dẫn đến chậm lại tốc độ tăng xuất khẩu và đà tăng trưởng GDP.

Chính vì vậy Việt Nam cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời xây dựng khả năng vững chắc của nền kinh tế nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở tầm trung và dài hạn. Bên cạnh đó, cần phải phối hợp chặt chẽ giữa chính sách giá, tiền tệ và tài khoá, giảm thiểu những xáo trộn và gánh nặng đối với các ngân hàng và cả nền kinh tế.

Bất kì bộ phận nào trên thị trường muốn phát triển đều cần sự ổn định của nền kinh tế. Đối với thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường sản phẩm tài chính phái sinh nói riêng, trong tương lai muốn phát triển thì rất cần sự hỗ trợ của nền kinh tế thị trường, có như thế mới hỗ trợ và thúc đẩy nhau đi lên.

Hiện tại, thị trường tài chính Việt Nam cịn tồn tại rất nhiều yếu kém. Ví dụ như trên thị trường chứng khốn vẫn cịn ít các định chế tài chính quan trọng như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương hỗ, các nhà đầu tư chứng khoán chưa đóng vai trị nhà tạo lập thị trường.

Về thị trường vốn ngắn hạn hay cịn gọi là thị trường tiền tệ thì chưa phát triển và NHNN Ngân hàng Trung ương chưa thực sự đóng vai trị can thiệp hiệu quả vào thị trường này. Các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc... còn thiếu linh hoạt.

Về thị trường chứng khoán: tiềm năng tham gia của các NHTM là rất lớn. Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các NHTM Nhà nước cổ phần hoá thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng... sẽ tạo đà phát triển cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này , số lượng các công ty niêm yết trên sở giao dịch chưa nhiều, làm hạn chế tính sơi động của thị trường, tính thanh khoản chưa cao và thơng tin chưa thật sự minh bạch.

Trên đây là những nhận xét cơ bản về thị trường tài chính Việt Nam hiện nay. Để phát triển được thị trường chứng khốn nói chung và thị trường phái sinh nói riêng thì Việt Nam khơng thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính lên trên sự phát triển chung của nền kinh tế. Việc này địi hỏi sự phát triển đồng bộ, có sự ưu tiên đối với tiền đề này, cơ sở kia nhưng phải trong một quy trình đồng bộ, có sự nghiên cứu, hướng dẫn thi hành của các cơ quan chủ quản, nhằm tạo sự ổn định cho thị trường tài chính và sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh.

3.1. Các tổ chức đầu tư :

Bao gồm các quỹ đầu tư, cá quỹ phòng hộ, các tổ chức tài chính được phép đầu tư chứng khoán.... Đây là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nên họ hiểu được nhu cầu cấp thiết của các giao dịch phái sinh, chính vì vậy họ ln mong muốn có được một cơng cụ bảo hiểm trong trường hợp giá cả biến động mạnh, tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường... để đảm bảo cho công việc kinh doanh của họ. Do vậy, với tư cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào thị trường chứng khoán phái sinh, các thành viên phải chủ động phối hợp với các cơng ty chứng khốn, sở giao dịch trong việc kiến nghị với các cơ quan chức năng, phản ánh những mặt thiếu sót, bất cập của thị trường, để có thể sớm tìm được hướng đi đúng đắn cho thị trường phái sinh Việt Nam.

3.2. Các nhà đầu tư cá nhân

Các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường là những nhà đầu tư nhỏ, họ chưa thực sự nắm bắt được những hoạt động của thị trường chứng khốn, khơng dự đoán được những rủi ro tiềm ẩn... Phần lớn trong số họ đầu tư theo tâm lý số đông, liều lĩnh ... nhằm thu lợi ngắn hạn. Hiện nay, thị trường chứng khốn Việt Nam có ít biến động, chưa ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của những nhà đầu tư này, nhưng trong tương lai, với sự phát triển như hiện nay, cùng sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư cần thiết phải có trình độ cao, khả năng thu thập và xử lí thơng tin nhạy bén.

Chính vì thế, các nhà đầu tư cần chủ động nâng cao kiến thức về chứng khoán đặc biệt là chứng khoán phái sinh – vốn đã là một lĩnh vực hết sức phức tạp, để đảm bảo cho chính lợi ích của họ sau này.

Việc xây dựng hồn thiện mơi trường pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau :

• Tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển một thị trường chứng khoán phái sinh năng động, hiện đại và phát huy hết năng lực tự chủ

• Thị trường chứng khoán phái sinh phải phát triển trên cơ sở thống nhất chặt chẽ với sự phát triển của thị trường chứng khốn cơ sở.

• Phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể, các định hướng phát triển thị trường Việt Nam, tương thích với mơi trường pháp lý quốc tế nhằm đáp ứng q trình hội nhập.

• Đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng cho tất cả các nhà đầu tư, trong đó cần có những biện pháp để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, tránh tình trạng lũng đoạn của các nhà đầu tư lớn.

• Mở rộng mạnh mẽ quyền tham gia thị trường chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư từ nước ngồi.

• Tăng cường khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khốn phái sinh bằng các chính sách ưu đãi.

III. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam Việt Nam

1. Đối với Chính phủ

Các cơng cụ tài chính phái sinh bản chất là để phịng ngừa rủi ro, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhưng nếu sử dụng sai mục đích và khơng được giám sát chặt chẽ chúng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Để tránh điều đó, Chính phủ cần xây dựng những quy định, chính sách nhằm đảm bảo việc triển khai các cơng cụ tài chính phái sinh đựơc bền vững. Bên cạnh đó, phát triển thị trường chứng khoán phái sinh nhằm hỗ trợ thúc đẩy thị trường

chứng khoán phát triển, thực hiện chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2012 với mục tiêu “ …nâng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế…”, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đạt mức từ 2%-3% GDP trong giai đoạn 2003 - 2005 lên 10% - 15% trong giai đoạn 2006 – 2010.

Thứ nhất: Quy định về giới hạn và giá mua

Quy định này nhằm để khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ là rất phong phú, nó cho phép các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp vừa phịng ngừa vừa tiến cơng khi có cơ hội.

Trên thực tế, mặt trái của quyền chọn đầu cơ là rất cao. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và bán. Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể làm cho tỷ giá biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào hệ thống tỷ giá mà chúng ta đã hoạch định. Tuy nhiên, việc đầu cơ vào các hợp đồng quyền chọn tiền tệ chưa dẫn tới sự sụp đổ hoặc khủng hoảng tỷ giá ở bất cứ nước nào trên thế giới.

Chế độ tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vào sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế quốc gia và Việt Nam là một nước được đánh giá cao về chỉ số ổn định kinh tế vĩ mơ. Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, chúng ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện các nước như Việt Nam đã từng áp dụng và thành công.

Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở các nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để

tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ như một cơng cụ kiếm lời. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ giá trần và sàn. Nếu tỷ giá vượt q mức này thì quyền chọn sẽ khơng cịn có giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó làm giảm đi đáng kể tính bất ổn do NHNN mở rộng biên độ dao động tỷ giá. Các khống chế nêu trên có thể áp dụng cho tồn bộ các hàng hố và tài sản trên thị trường Việt Nam.

Thứ hai: Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch cơng cụ tài chính

phái sinh

Việc thế chấp tài sản trên các hợp đồng phái sinh là rất cần thiết. Điều này để đảm bảo việc các công ty sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá cho dù đó là cơng ty đang gặp khó khăn về tài chính hay cơng ty đang hoạt động rất tốt. Các công ty này sẽ phải đưa ra những khoản thế chấp hay mức duy trì đặt cọc cao.

Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng ( so với mức 5% trên thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng vì chúng giúp cho hệ thống các Ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh tốn của nhà môi giới.

Thứ ba: Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trƣờng

quốc tê

Yêu cầu này đưa ra nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn

hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này cịn hạn chế, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao phái sinh trong nước.

Thứ tư: Yêu cầu mở cửa thị trƣờng tự do cho tất cả các định chế triển

khai các hợp đồng phái sinh

Mở cửa thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược lại của độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại cơng cụ phịng ngừa rủi ro trên thực tế do , do giá chi phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hi vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên khơng khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ điều kiện cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.

Thứ năm: Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính

Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả các thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh đều phải hiểu biết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau.

Ví dụ một ngân hàng Việt Nam đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp này người mua tương lai cần phải có những thơng tin rằng hiện nay ngân hàng Việt Nam đang

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam (Trang 58)