Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nghề ở các làng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở việt nam (Trang 30 - 33)

II Đánh giá vai trò lao động trong các làng nghề Việt Nam

2. Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nghề ở các làng nghề

điều kiện đào tạo của cả nước. Qua đó làm cho lĩnh vực đào tạo phát triển nhanh toàn diện và hiệu quả hơn.

Với chiến lược hợp lý về đào tạo và với những tiềm năng hiện tại cũng như trong tương lai về sự phát triển của đất nước, lĩnh vực đào tạo củ chúng ta sẽ phát triển nhanh về mọi mặt. Đào tạo sẽ góp phần quyết định một phần tạo ra một lực lượng lao động thoả mãn nhu cầu sử dụng cả về số lượng và chất lượng trong phát triển kinh tế và xã hội.

2. Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nghề ở các làng nghề nghề

Một là: Đổi mới quan điểm và chính sách của nhà nước về lao

động và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động trong các làng nghề phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nếu trước đây, làng nghề chỉ được xem là kinh tế phụ của nông dân, để tận dụng thời gian lao động nông nhàn và tăng thu nhập “phụ” cho nơng dân, thợ thủ cơng thì ngày nay cần nhận thức lại: làng nghề là một nội dung quan trọng, một bộ phận chủ yếu trong chiến lược CNH, HĐH đất nước. Do vậy, khôi phục và phát triển làng nghề, thu hút lao động vào các làng nghề là nhiệm vụ trung tâm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội, nhất là khu vực nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và lao động ở nước ta. Làng nghề gắn với trung tâm cụm xã, có các hoạt động cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nơng thơn. Làng nghề cịn là trung tâm tạo việc làm mới thu hút lao động dư thừa và đào tạo nghề nghiệp trong nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nơng thơn. Từ đó nhà nước cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng để khắc phục tình trạng tự phát, manh mún trong đào tạo nghề hiện nay, biến các làng nghề trong các làng nghề thành những mắt xích quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Quan điểm và chính

sách đào tạo nghề trong các làng nghề cần phải đổi mới theo hướng phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước giữ vai trị chủ đạo.

Hai là: Bổ sung và hoàn thiện quy hoạch các làng nghề làm căn

cứ cho công tác kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động trong các làng nghề. Để quy hoạch, điều trước hết cần làm là điều tra, khảo sát toàn bộ lao động trong các làng nghề, phân tổ chi tiết theo ngành, nghề, sản phẩm, trình độ hiện nay ở nơng thơn và thành thị, bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới với các tiêu chí rõ ràng. Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát toàn diện và chính xác, các ngành chức năng và các địa phương tính tốn lại năng lực sản xuất hiện tại và tiềm năng mỗi loại làng nghề gắn với các ngành nghề và sản phẩm làm căn cứ cho công tác kế hoạch đào tạo nguồn lao động 5 năm và hàng năm. Quy hoạch và kế hoạch sản xuất nhất thiết phải gắn với nhu cầu của thị trường trong nước va ngoài nước hiện tại và tương lai theo nguyên tắc: Lấy thị trương làm căn cứ, gắn với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, từng vùng, từng địa phương, nhất là quy hoạch phân bố, sử dụng đào tạo nguồn lao động cho các làng nghề theo từng loại ngành nghề và theo trình độ.

Ba là: Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng dạy, bổ

sung chương trình, máy móc thiết bị, học cụ cho các trường dạy nghề trong các làng nghề với sự đầu tư của Nhà nước. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của các làng nghề là chính với hệ thống các ngành nghề phù hợp với truyền thống của địa phương và sản phẩm có thị trường tiêu thụ ở trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa, cần thiết mời các chuyên gia và nghệ nhân của nước ngoài vào giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm về bí quyết sản xuất và chiếm lĩnh thị trường các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho các làng nghề Việt Nam. Đây là một hình thức đào tạo mới nhằm kết hợp kỹ thuật truyền thống của làng nghề nước ta với kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng đào tạo trong các làng nghề.

Bốn là: Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường dạy nghề và các

làng nghề. Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt, nhà nước cần hỗ trợ các trường dạy nghề và các làng nghề về vốn theo các hướng:

Ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng có làng nghề, theo phương châm nhà nước, các làng nghề, các doanh nghiệp và nhân dân cùng làm. Dành một phần ngân sách nhà nước đầu tư cho các trường dạy nghề phục vụ đào tạo nghề ở các làng nghề truyền thống. Xây dựng các trung tâm cụm xã, nâng cao tay nghề cho các chủ cơ sở làng nghề, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các làng nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc thiết bị và áp dụng cơng nghệ hiện đại vào sản xuất và cho các trường dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề, các làng nghề. Giải pháp về vốn là rất quan trọng bởi vì muốn phát triển các làng nghề theo hướng cơng nghiệp hoá các làng nghề và tổ hợp các ngành nghề rất cần vốn để đầu tư vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động cả văn hoá và nghề nghiệp.

Năm là: Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống trường dạy

nghề của nhà nước. Chương trình đào tạo tập trung chủ yếu vào những kiến thức chủ yếu cho việc phát triển làng nghề truyền thống với máy móc và cơng nghệ hiện đại. Phương pháp đào tạo cần kết hợp lý thuyết với thực hành, truyền thống với hiện đại phù hợp với đặc tính của từng nghề. Chính quyền địa phương có nhiều làng nghề cần phối hợp với trường dạy nghề đưa chương trình hướng nghiệp vào các trường phổ thông ở các làng nghề truyền thống. Kết hợp dạy chữ với dạy nghề ở các làng nghề để nâng cao trình độ văn hố cho lao động làng nghề. ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHKT và công nghệ đổi mới vào các trường dạy nghề và làng nghề. Để khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng CNH, HĐH nhất thiết phải đổi mới máy móc thiết bị và ứng dụng những tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất. Vì vậy, vai trò của đội ngũ lao động có trình độ cao về khoa học cơng nghệ trong các làng nghề, kể cả truyền thống mới có ý nghĩa quyết định. Bài học rút ra từ kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động ở các làng nghề truyền thống là KHCN phải đi trước một bước trong q trình khơi phục và phát triển làng nghề truyền thống theo hướng CNH, HĐH. Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn đúng những máy móc, thiết bị mới và công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sản xuất các sản phẩm của các làng nghề. Để làm được việc đó nhất thiết phải cải tiến nội dung và phương

pháp đào tạo lao động trong các làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống.

Sáu là: Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý,

cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các làng nghề đi đơi với việc bảo tồn và nâng cao trình độ của các nghệ nhân, các “bàn tay vàng” để họ có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới. Đó là sự kết hợp giữa các thế hệ lao động trong các làng nghề nhằm mục đích khơi phục và phát triển làng nghề theo hướng CNH, HĐH nhưng vẫn duy trì và phát huy tính truyền thống, vai trị của các nghệ nhân. Sản phẩm của sự kết hợp đó là những di sản văn hố, sản phẩm điêu khắc, nghệ thuật, các cơng trình kiến trúc và cả những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của con người … được sản xuất theo quy trình cơng nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới.

Bảy là: Dạy nghề trong các làng nghề là mơ hình tốt đã được

thực tế chứng minh vì khả năng học đi đôi với làm, quyền lợi gắn với trình độ tay nghề. Vì vậy các làng nghề, các chủ cơ sở nghề trong các làng nghề cần chủ động tổ chức đào tạo nghề cho người quản lý và người lao động trực tiếp. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dạy nghề trong các làng nghề, vai trò của nhà nước là rất quan trọng: Hỗ trợ máy móc thiết bị, KHCN mới, giảng viên, kể cả các nghệ nhân, các “bàn tay vàng” của các làng nghề.

Giải pháp cho vấn đề đào tạo bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như bảo vệ các bàn tay vàng chỉ có thể thực hiện bằng sự hỗ trợ của nhà nước kết hợp với sự tham gia của các làng nghề, chính quyền cấp xã và cấp huyện. Trong chương trình đào tạo hàng năm của Tổng cục dạy nghề cần bổ sung nội dung dạy nghề tại các làng nghề, xã nghề, đào tạo cả thầy và thợ. Đối với những nghệ nhân có bàn tay vàng trong các làng nghề truyền thống, nhà nước cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng và sử dụng hợp lý để họ gắn bó tâm huyết trong việc truyền nghề cho thế hệ trẻ, trở thành những thầy dạy nghề có chất lượng cao trong các trường dạy nghề của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)