VI Lãi gộp (III+ IV-V) 9,540,686,
2. Kiến nghị với nhà nƣớc
Nhà nước có thể giúp đỡ tạo mơi trường kinh tế thuận lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra một sân chơi cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với nhau thơng qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên Nhà nước không thể thay thế các doanh nghiệp trong việc nhận biết sự thay đổi của thị trường cũng như cách thức ứng sử cho thích hợp với sự thay đổi của mơi trường cạnh tranh...
Đối với doanh nghiệp, môi trường kinh doanh trực tiếp chính là thị trường mà hàng ngày doanh nghiệp phải đối mặt, phải giải quyết các phương án kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như kinh tế, văn hố, tâm lý, chính trị, pháp luật, cơng nghệ, xã hội....Vì vậy, Nhà nước bằng các cơng cụ và phương pháp của mình vừa tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi vừa có thể điều tiết khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường như lừa đảo, buôn lậu, hàng giả... để mọi doanh nghiệp tránh được các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh phải bảo đảm điều kiện hỗ trợ và bổ sung cơ chế lành mạnh mà bất kỳ một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thích ứng.
Trước sức ép của môi trường cạnh tranh, Nhà nước cần có sự hỗ trợ cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về vốn, công nghệ, thị trường, lao động, trình độ và kỹ năng quản lý...Thơng qua chính sách về tiền tệ, lãi suất để hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn, hỗ trợ thơng qua chính sách thuế...và môi trường pháp lý lành mạnh.
-Xây dựng và tổ chức thực thi một hệ thống pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý, sân chơi lành mạnh, bình đẳng, có hiệu quả cho các doanh nghiệp.
-Xây dựng và thực hiện một cách triệt để, hữu hiệu hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Cần tiếp tục hồn thiện chính sách thuế, bảo đảm kết hợp hài hồ việc tăng nguồn thu cho ngân sách và điều tiết thu nhập, khuyến khích sản xuất phát triển.
-Phát triển hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại để huy động vốn, thúc đẩy hình thành thị trường vốn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Điều tiết chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái hợp lý ổn định.
Mặt khác cần hồn chỉnh hệ thống thơng tin kinh tế và dự báo thị trường làm cơ sở kinh doanh cho các doanh nghiệp, chú trọng phát triển
KẾT LUẬN
Từ sự phân tích của bài viết ta thấy được vai trò quan trọng của lợi nhuận. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Cơng ty. Chỉ có lợi nhuận mới bảo đảm cho quá trình tái sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động, có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp và áp dụng nó một cách phù hợp để khơng ngừng tăng lợi nhuận cho công ty là mong muốn, mục tiêu của Ban lãnh đạo Cơng ty. Và đó cũng là vấn đề bức thiết cho tất cả những ai quan tâm đến lợi nhuận Cơng ty.
Qua q trình thực tập ở Cơng ty, được tiếp xúc tìm hiểu những thực tế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng, cùng với sự giúp đỡ của các cô các chú trong Cơng ty đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cơ giáo - TS.Trần Thị Thanh Tú, đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Với sự kết hợp những kiến thức đã học trong nhà trường và nhận thức của bản thân về tình hình thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận cho Cơng ty. Với mong muốn góp phần nhỏ vào quá trình tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhằm tăng lợi nhuận của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng.
Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo để chuyên đề này một lần nữa được hồn thiện hơn và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Một lần nữa em xin bày tỏ lịng cám ơn tới cơ giáo TS.Trần Thị Thanh Tú, các cô các chú ở Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.