III.3.1. Xây dựng liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ với nhau và với Hiệp hội dệt may
Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp có quy mơ nh , chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trong việc đối phó với các rào cản kỹ thuật dệt may của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp này thường tự mình thực hiện các biện pháp vượt qua TBT của sản phẩm của riêng doanh nghiệp, dẫn đến thực tế là các doanh nghiệp này vì thiếu thơng tin, kinh nghiệm, công nghệ sản xuất hiện đại nên sản phẩm không vượt qua được các rào cản kỹ thuật hoặc là vượt qua được nhưng lại mất hết khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu ngược lại, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể liên kết lại với nhau, cùng tìm ra các biện pháp hiệu quả vượt qua hệ thống TBT của Hoa kỳ thì sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi thâm nhập thị trường khó tính này.
Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), với nhiệm vụ là tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên về sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy thế mạnh, vì lợi ích của từng hội vi n cũng như toàn ngành cần thiết phải đẩy mạnh thực hiện việc liên kết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ. VITAS cần xây dựng một diễn đàn ri ng dành cho các hội viên này có thể chia sẻ với nhau những thông tin, kinh nghiệm vượt qua rào cản kỹ thuật mà họ có trong q trình xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ trước đ y. Nội dung các doanh nghiệp chia sẻ với nhau là những khó khăn doanh nghiệp đã gặp phải, biện pháp doanh nghiệp đã áp dụng để giúp sản phẩm vượt qua rào cản, hiệu quả của các biện pháp đó đối với việc vượt qua TBT của Hoa Kỳ, bài học doanh nghiệp rút ra từ việc áp dụng các biện pháp đó. B n cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể liên kết, giúp đỡ
Chương 3 58
lẫn nhau trong việc chỉ ra những điểm yếu kém trong sản xuất có thể khiến doanh nghiệp gặp trở ngại với TBT và từ đó, các doanh nghiệp cùng bàn bạc đề xuất các biện pháp giải quyết. Đóng vai tr trung t m trong mối liên kết giữa các doanh nghiệp là VITAS với nhiệm vụ chính là duy trì, củng cố mối liên kết giữa các doanh nghiệp này bằng những phương pháp hiệu quả như tổ chức tọa đàm, hội thảo...Để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các doanh nghiệp, VITAS cũng n n áp dụng thương mại điện tử cộng tác trong việc xây dựng liên kết các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ bằng cách xây dựng một website riêng dành cho các doanh nghiệp này. Các bài chia sẻ, đánh giá, đóng góp kiến của hội viên sẽ được cập nhật thường xuy n tr n webiste. VITAS cũng sẽ đóng vai tr là một trong những thành phần xây dựng nội dung website bằng cách hệ thống các thông tin về TBT doanh nghiệp chia sẻ, tham gia đóng góp kiến, giải pháp cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn. B n cạnh đó, VITAS cần phải xây dựng được một hệ thống chi tiết và cụ thể về nội dung quy định của các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật dệt may của Hoa Kỳ, về hướng dẫn thực hiện các yêu cầu này, tr n website VITAS đã x y dựng. Hệ thống thông tin này cũng cần phân loại và đánh giá mức độ cần thiết của từng loại giấy chứng nhận một cách rõ ràng. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam, mặc dù có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đạt yêu cầu của các loại chứng chỉ (SA8000, WRAP...) nhưng không xin cấp chứng chỉ, nguyên nhân là do các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ khác nhau một hoặc vài yêu cầu, doanh nghiệp thấy chỉ cần được cấp một loại giấy chứng nhận là được. Việc đánh giá mức độ cần thiết của các chứng chỉ kỹ thuật mà Hoa Kỳ yêu cầu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quy mô nh khơng có đủ chi phí để xin giấy chứng nhận tất cả, có thể lựa chọn một cách tối ưu nhất các quy chuẩn tiêu chuẩn mà họ cần phải đáp ứng khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
III.3.2. Làm cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài
Một trong những nhiệm vụ của VITAS là đóng vai tr đầu mối trao đổi thông tin trong nước và nước ngoài về những vấn đề kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực dệt may, và cho đến nay VITAS đã thực hiện khá tốt vai trò này. Tuy nhiên, VITAS chưa có một hệ thống thông tin riêng dành cho các vấn đề li n quan đến
Chương 3 59
xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ dù đ y là thị trường quan trọng nhất của xuất khẩu dệt may Việt Nam. VITAS cần phải xây dựng một kênh thông tin riêng kết nối các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các đối tác nước ngồi. Đóng vai tr đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, VITAS cần tích cực xây dựng mối quan hệ với các khách hàng tại thị trường Hoa Kỳ để có thể tận dụng nguồn thông tin đầy đủ và cập nhật của họ về những yêu cầu kỹ thuật Hoa Kỳ áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu. Mặc dù hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam cũng có mối quan hệ với các bạn hàng Hoa Kỳ nhưng sự liên kết này cịn rời rạc, mang tính riêng lẻ do sự hạn chế trong số lượng bạn hàng của từng doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại, VITAS có khả năng x y dựng mối quan hệ với một số lượng lớn các khách hàng Hoa Kỳ để có thể xây dựng, hệ thống một nguồn thông tin cụ thể, chi tiết, đầy đủ và có tính cập nhật cao về các rào cản kỹ thuật cho tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, giúp các doanh nghiệp nắm chắc các quy định đó.
Bên cạnh đó, VITAS cũng có thể làm cầu nối giữa doanh nghiệp dệt may Việt Nam với ngành dệt may của các quốc gia khác có sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong bối cảnh Việt Nam đã thiết lập quan hệ với rất nhiều quốc gia trên thế giới và VITAS đã tham gia vào nhiều Tổ chức quốc tế như ICTB, IAF, AAF, AFTEX, AFF..., VITAS có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác khi vượt qua hệ thống TBT của Hoa Kỳ qua các trường hợp thực tế, các buổi hội thảo, tọa đàm quốc tế. Nguồn thông tin về các biện pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ của ngành dệt may các quốc gia khác sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều trong việc tìm ra biện pháp phù hợp với bản thân doanh nghiệp. Để n ng cao hơn nữa vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngồi, VITAS cần áp dụng tích cực áp dụng thương mại điện tử cộng tác trong việc xây dựng một website để VITAS có thể chia sẻ thơng tin của m nh cũng như để các doanh nghiệp nước ngồi và Việt Nam có thể trực tiếp xây dựng mối quan hệ với nhau.
Chương 3 60
III.3.3. Kiểm định khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm dệt may Việt Nam
Một trong những nguyên nhân khiến cho hàng dệt may Việt Nam không đáp ứng được những yêu cầu về quy cách phẩm chất mà hệ thống TBT Hoa Kỳ yêu cầu chính là sự hạn chế trong khâu thử nghiệm và kiểm định sản phẩm. Bên cạnh Tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex có một phịng thí nghiệm sinh thái hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nh khơng có khả năng tự xây dựng phịng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn của riêng doanh nghiệp. Đối với vấn đề này, nhà nước cần phải có chủ trương thành lập một phịng thí nghiệm chung có quy mơ lớn và cơng nghệ thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may vừa và nh . Vai trò của VITAS là tư vấn, hỗ trợ nhà nước về mặt công nghệ, nhân lực để xây dựng phịng thí nghiệm. Sau khi phịng thí nghiệm được hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhiệm vụ của VITAS gồm 2 phần chính. Một là quản lý, giám sát thí nghiệm, thử nghiệm tạo ra các mẫu sản phẩm mới có chất lượng tốt, đảm bảo được các yêu cầu khắt khe về hàm lượng các chất của CPSIA. VITAS cũng cần thúc đẩy phịng thí nghiệm này chế tạo ra các hóa chất thân thiện với mơi trường, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất để phổ biến cho các doanh nghiệp đưa vào sử dụng. Nhiệm vụ thứ hai của VITAS đối với phịng thí nghiệm này chính là đảm bảo phịng thí nghiệm có thể trở thành phòng kiểm định chất lượng, có khả năng cấp các giấy chứng nhận, đặc biệt là giấy chứng nhận tổng quát GCC cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Việc phịng thí nghiệm này được CPSC cho phép cấp GCC có thể gặp nhiều khó khăn v CPSC đưa ra nhiều yêu cầu đối với một phịng thí nghiệm chính phủ, tuy nhiên hoạt động của phịng thí nghiệm này sẽ có tác động tích cực to lớn đến việc kiểm định sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nh . Các doanh nghiệp này sẽ được hưởng mức phí thấp hơn so với mức phí của các phịng kiểm định liên doanh miền Nam, tốc độ kiểm định cũng nhanh hơn do ph ng thí nghiệm này sẽ có cơng suất lớn và chỉ tập trung kiểm định các sản phẩm dệt may. VITAS cần phải đảm bảo được công suất kiểm định phịng thí nghiệm sẽ đáp ứng các yêu cầu kiểm định của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và với chi phí hợp lý.
Chương 3 61
III.3.4. Định hướng cho doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và đổi mới công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp
Việt Nam không tự đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may mà khoảng 70% nguyên liệu được nhập khẩu từ nhiều nguồn xuất khẩu nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ...Điều đó khiến cho chất lượng nguyên liệu không được kiểm soát chặt chẽ, sản phẩm dệt may được sản xuất ra không đảm bảo sẽ th a mãn các yêu cầu của hệ thống TBT Hoa Kỳ, đặc biệt là yêu cầu của CPSIA. Để giải quyết được vấn đề này thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, VITAS và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó vai trò của VITAS là người tư vấn cho nhà nước và các doanh nghiệp. Đối với các dự án quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu dệt may của nhà nước, VITAS cần phối hợp với Hiệp hội bông sợi Việt Nam VCOSA xây dựng, hướng dẫn, giám sát người dân về cách thức trồng, chăm sóc, thu hoạch bông đạt các tiêu chuẩn chất lượng cũng như đạt mức sản lượng ngành dệt may yêu cầu. VITAS cũng cần phải đóng vai tr hướng dẫn các doanh nghiệp dệt may trực tiếp thu mua bông tại nơi sản xuất, để các doanh nghiệp có thể chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu của m nh. Đối với doanh nghiệp, VITAS cần tăng cường vai trị tìm kiếm nguồn ngun liệu nhập khẩu của mình. VITAS cần định hướng cho các doanh nghiệp t m đến những nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng đống nhất, đạt tiêu chuẩn, có thể dùng để sản xuất các sản phẩm đạt yêu cầu của hệ thống TBT Hoa Kỳ. VITAS cũng có thể đứng ra đại diện cho các doanh nghiệp dệt may quy mô nh để thực hiện một hợp đồng mua bán nguyên liệu số lượng lớn nhằm đồng nhất chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như giảm giá mua, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
Về cơng nghệ sản xuất, VITAS cần tăng cường vai trị của mình trong việc định hướng cho các doanh nghiệp sử dụng các loại thiết bị máy móc hiện đại, có cơng suất lớn, có thể sản xuất ra được các sản phẩm dệt may đạt yêu cầu của hệ thống TBT nói chung và của CPSIA nói riêng. VITAS có thể đóng vai tr là cầu nối giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam với các nguồn cung cấp máy móc thiết bị chất lượng tốt, giá thành hợp lý; giúp các doanh nghiệp từng bước đối mới công nghệ sản xuất một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với những máy móc thiết bị của
Chương 3 62
các ngành phụ trợ như nhuộm, in, VITAS cũng cần phải chú định hướng cho các doanh nghiệp sử dụng đúng những cơng nghệ sản xuất có thể tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của riêng Hoa Kỳ. Ví dụ, thị trường Hoa Kỳ cần khổ queen và king trong khi các thiết bị của Việt Nam hiện chỉ sản xuất chăn, drap và gối khổ full và twin; trong trường hợp này, VITAS cần phải hướng dẫn các doanh nghiệp mua các máy dệt khổ vải đến 3,6m và khổ in hoa 3,4m để có thể sản xuất được các sản phẩm th a mãn yêu cầu.