Đối với các nhà xuất khẩu dệt may thì các rào cản kỹ thuật tinh vi của Hoa Kỳ thực sự là một hàng rào chắc chắn ngăn chặn sản phẩm dệt may của họ thâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực, các rào cản kỹ thuật cũng có những ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp chủ yếu chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của các rào cản kỹ thuật là trực tiếp làm giảm giá trị xuất khẩu của họ mà chưa thấy rằng mặt tích cực của các rào cản này sẽ góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu nếu các doanh nghiệp biết cách tận dụng mặt tích cực đó.
II.2.2.1.Góp phần xây dựng uy tín và thương hiệu cho sản phẩm dệt may Việt Nam
Người tiêu dùng Hoa Kỳ được đánh giá là khó tính trong việc chọn lựa các sản phẩm tiêu dùng. Bên cạnh việc chất lượng và mẫu mã sản phẩm phải tốt, người tiêu dùng Hoa Kỳ còn yêu cầu các sản phẩm phải đảm bào an tồn cho họ khi họ sử dụng nó. Đồng thời, họ cũng rất khắt khe với các tiêu chuẩn về lao động của các doanh nghiệp sản xuất, ở đ y là mức lương được trả, điều kiện môi trường làm việc của công nh n. Tăng ca, lương thấp, môi trường lao động cực nhọc đều được coi là một hình thức cạnh tranh khơng lành mạnh.
Chính vì vậy, nếu khơng có các rào cản kỹ thuật, sản phẩm dệt may sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ hơn, nhưng cũng sẽ khó xây dựng được thương hiệu với người ti u dùng hơn. Thương hiệu chính là bài tốn khó mà tất cả doanh nghiệp dệt may phải có lời giải nếu muốn tiếp tục phát triển tại một thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, bài toán làm thế nào để có tạo dựng một thương hiệu “sản xuất tại Việt Nam” có vẻ cịn nan giải hơn khi tr nh độ khoa học cơng nghệ của Việt Nam cịn hạn chế so với các nước trong cùng khu vực cũng như với các nước trên thế giới. Sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam chưa tạo được sự tin cậy vững chắc về chất lượng và mẫu mã đối với phần lớn người tiêu dùng ở các nước phát triển nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
Các rào cản kỹ thuật đã đóng vai tr như một nền tảng để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu cho mình. Nếu các doanh nghiệp
Chương 2 47
dệt may Việt Nam được cấp giấy chứng nhận ISO 9000, SA8000 hay WRAP thì các sản phẩm dệt may Việt Nam tự nhi n đã vượt qua được vòng kiểm tra của người tiêu dùng Hoa Kỳ về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sản xuất. Điều đó trở thành một nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm dệt may Việt Nam, để từ đó có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
II.2.2.2.Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng của sản phẩm dệt may Việt Nam
Các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đưa ra những yêu cầu rất khắt khe đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu. Các rào cản này thực chất là phương thức để bảo hộ nền sản xuất trong nước của Hoa Kỳ nhưng nó khơng vơ lý. Xét về phương diện kỹ thuật thì các yêu cầu mà rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ đặt ra là cần thiết đối với các sản phẩm dệt may dù các yêu cầu đó có phần khắt khe và nghiêm ngặt. Chính vì thế, thực hiện được các yêu cầu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may thông qua việc khắc phục các hạn chế của ngành, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào
Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan…Chính vì vậy mà chất lượng của nguồn nguyên liệu này không được đồng nhất và không đảm bảo sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn CPSIA đưa ra. Năm 2008, CPSC đã đưa ra đạo luật tăng cường an toàn sản phẩm ti u dùng CPSIA, trong đó đưa ra những yêu cầu khắt khe về tính cháy của vải, hàm lượng chì và phthalate trong các sản phẩm dệt may nhập khẩu. Luật CPSIA mang tính bắt buộc rất cao, các sản phẩm dệt may khơng có giấy chứng nhận tổng quát GCC chứng nhận th a mãn các yêu cầu của CPSIA sẽ không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng có mong muốn nhập khẩu sản phẩm từ các doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm theo một dây chuyền hồn thiện-các doanh nghiệp có thể tự sản xuất ngun liệu và sau đó là sản xuất ra sản phẩm dệt may. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thực sự xem lại chất lượng nguồn nguyên liệu nhập khẩu của mình và bắt đầu triển khai
Chương 2 48
việc tự chủ động sản xuất nguyên liệu trong nước. Ví dụ, từ năm 2009, Tập đoàn dệt may Vinatex cũng đã bắt đầu triển khai hàng loạt dự án trồng bông theo mơ hình trang trại để có thể chủ động sản xuất nguyên liệu, tự đảm bảo nguyên liệu sản xuất cho chính tập đồn. Trong tương lai, do tính bắt buộc của CPSIA mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ cũng sẽ phải tìm cách để tự chủ nguồn ngun liệu cho chính mình. Một khi chất lượng nguyên liệu được tự chủ thì chất lượng sản phẩm dệt may sẽ được các doanh nghiệp kiểm sốt chặt chẽ hơn.
Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất
Mặc dù trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90% nhưng tr nh độ và năng lực sản xuất ngành dệt may Việt Nam vẫn còn thấp hơn 30-50% so với mặt bằng chung của khu vực[7]. Các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ khiến các doanh nghiệp dệt may gặp phải khó khăn v công nghệ sản xuất yếu kém của họ không đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhưng đồng thời, các rào cản này cũng là động lực thúc đẩy q trình hiện đại hóa sản xuất diễn ra mạnh mẽ hơn. Các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải có hàm lượng các chất độc hại rất thấp (Ví dụ: CPSIA yêu cầu hàm lượng chì phải dưới 100ppm). Để đáp ứng được các yêu cầu đó, các doanh nghiệp dệt may phải có dây chuyền sản xuất hiện đại có thể giảm được hàm lượng các chất độc hại xuống mức Hoa Kỳ u cầu. Chính vì vậy, dù phải đầu tư một khoản vốn lớn cho máy móc thiết bị thì những doanh nghiệp dệt may muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều buộc phải thực hiện hiện đại hóa dây chuyền sản xuất của mình. Hệ quả tất yếu của sự nâng cấp này chính là sự nâng cao trong chất lượng của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của nó tại thị trường Hoa Kỳ.
Phát triển cơng nghệ thí nghiệm, kiểm định, giám định sản phẩm dệt may
Theo quy định của đạo luật CPSIA, các sản phẩm dệt may nhập khẩu khơng có giấy chứng nhận tổng quát GCC sẽ bị từ chối nhập khẩu, bị trả về nước hoặc tịch
7 Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam-VIETTRADE
Chương 2 49
thu. Vì thế mà việc lấy được giấy chứng nhận GCC trở thành một yếu tố quyết định sản phẩm dệt may Việt Nam có thâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ không. Trước thực tế đó, các doanh nghiệp lo ngại việc các sản phẩm đã sản xuất không được cấp giấy chứng nhận GCC do không đáp ứng được yêu cầu của CPSIA. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất của các doanh nghiệp là thực hiện tốt việc thí nghiệm, tạo ra, kiểm định các mẫu sản phẩm đáp ứng CPSIA trước khi đưa vào các mẫu này vào dây chuyền sản xuất. Ví dụ, tháng 4/2010, Tập đoàn dệt may Vinatex đã khánh thành phịng thí nghiệm sinh thái của tập đồn để đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, kiểm định chính sản phẩm của tập đoàn. Các ph ng thí nghiệm này sẽ đưa ra các mẫu sản phẩm không chỉ đơn giản là th a mãn các yêu cầu của CPSIA mà còn th a mãn được yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Do các tác động của rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp dệt may sẽ phải chủ động hồn thiện q trình sản xuất của doanh nghiệp để có thể sản xuất được các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng và phong phú hơn. Sự gia tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may sẽ là động lực thúc đẩy một sự gia tăng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Chương 3 50
Chương 3: Giải pháp giúp sản phẩm dệt may Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
III.1. Dự báo xu hướng sử dụng rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường dệt may có dung lượng lớn nhất thế giới, đạt khoảng 120 tỷ USD. Đ y là thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm dệt may các nước đang phát triển như Trung Quốc, Băng-la-đét, Việt Nam…Giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may của các nước sang thị trường Hoa Kỳ có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2001-2010.
Bảng 6: Giá trị nhập khẩu sản phẩm dệt may của thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001-2010
(đơn vị: tỷ USD) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị NK 70.24 72.18 77.43 83.31 89.21 93.28 96.41 93.19 81.01 93.28 (Nguồn: OTEXA)
Trong giai đoạn 2001-2010, trừ năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá trị nhập khẩu sản phẩm dệt may của Hoa Kỳ trong các năm c n lại đều tăng nhanh. Dự báo trong giai đoạn tới, do các nước đang phát triển sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, giá trị nhập khẩu sản phẩm dệt may của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng. Để tránh tình trạng thị trường dệt may nội địa bị sản phẩm dệt may nhập khẩu chiếm lĩnh, Hoa Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế lượng hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường nội địa. Thực hiện cam kết về cắt giảm thuế quan, Hoa Kỳ sẽ không thể sử dụng thuế quan làm rào cản ngăn cản sản phẩm dệt may nhập khẩu. Thay vào đó, Hoa Kỳ sẽ sử dụng các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Chính vì vậy, dự báo trong giai đoạn tới, Hoa Kỳ có xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may nhập khẩu. Hoa Kỳ sẽ thực hiện nghiêm túc và
Chương 3 51
chặt chẽ các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật hiện đang được áp dụng, đồng thời sửa đổi, bổ sung thêm các yêu cầu kỹ thuật nghiêm khắc hơn.