2001 2004 1 Hoang mạc cát 4878
2.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản và đa dạng sinh vật
Các hệ sinh thái (HST) biển và ven biển có các giá trị dịch vụ rất quan trọng như điều chỉnh khí hậu và điều hòa dinh dưỡng trong vùng biển thơng qua các chu trình sinh địa hóa; là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà cịn từ ngồi khơi vào theo mùa, trong đó có nhiều lồi đặc hải sản. Do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới rừng ngập mặn, rạn san hơ và thảm cỏ biển có quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra những "dây xích sinh thái" quan trọng trong biển và vùng ven bờ. Một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích cịn lại. Trên thực tế, ít ai nghĩ đến việc phá rừng ngập mặn trên vùng triều ven biển lại có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi sinh vật trong rạn san hô và cỏ biển ở dưới biển sâu hơn. Mất các hệ sinh thái này, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành "thủy mạc", khơng cịn tơm cá nữa. Thế nhưng những hệ sinh thái này đang có nguy cơ mất đi.
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau
đây:
- Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số
loài thủy sản nước ngọt.
- Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số
- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến
giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả:
- Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh
hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.
- Một số lồi di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ
cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.
- Q trình quang hóa và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng
đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho q trình hơ hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản.
- Suy thoái và phá huỷ các rạn san hơ, thay đổi các q trình sinh lý, sinh
hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời
gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sị,...) bị chết hàng loạt do khơng chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra các tác động: - Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết
quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các lồi cá cận nhiệt
đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.
- Các lồi thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi
bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.