PHẦN 3: KỀT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 46 - 48)

3. Sự thích ứng với BĐKH của Duyên hải Nam Trung bộ

PHẦN 3: KỀT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sự phát thải khí nhà kính như là một hệ quả tất yếu của nền cơng nghiệp hiện đại, chính những cơng nghệ hiện đại đã mang lại những thành tựu vĩ đại cho nền văn minh nhân loại. Thế nhưng chúng ta phải hiểu rằng, tất cả những nỗ lực không ngừng, những hi sinh và cống hiến cho tiến bộ xã hội là nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại, vì một cuộc sống đầy đủ và tiện nghi hơn, ngày càng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, sự thật phủ phàng rằng, ngày nay, chính những tiến bộ đó đã, đang và sẽ làm cho những nỗ lực của loài người trở thành nguyên nhân chính cho nguy cơ diệt vong của hành tinh này và hiển nhiên những gì mà biết bao thế hệ đã cố gắng bằng cả cuộc đời vả tính mạng để đạt được trở thành vô nghĩa.

Tại sao chúng ta không hành động khi chúng ta đã nhận thức được vấn đề. Chúng ta hồn tồn có khả năng ngăn chặn những hậu quả to lớn mà BĐKH có thể gây ra. Việc đầu tiên và hết sức quan trọng đó là làm sao để ai ai cũng hiểu rõ BĐKH, ảnh hưởng và sức mạnh cũng như sự tàn phá khủng khiếp của nó. Cần nâng cao và đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của con người, từ đó chúng ta sẽ những hành động thiết thực nhằm bảo vệ chúnh cuộc sống của chúng ta. Phải có những dự báo kịp thời và chính xác để có thể nhanh chóng ứng phó với những nguy cơ mà BĐKH có thể gây ra. Tham gia cắt giảm phát thải khí nhà kính, các xí nghiệp, nhà máy hay khu công nghiệp phải được quản lý chặt chẽ trong vấn đề phát thải khí nhà kính.

Và mỗi cá nhân chúng ta hơn ai hết phải có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình và người than, dù không lớn nhưng việc chúng ta cắt giảm khí nhà kính trong sinh hoạt cũng là cách mà chúng ta có thể làm vì chính chúng ta. Đồng thời con người cịn phải học cách ứng phó và sống chung với những thiên tai có thể xảy ra do BĐKH chẳng hạn như: phải tiết kiệm nguồn nước, học cách chống chọi với lũ lụt, không khai thác nước ngầm bừa bãi vì chúng ta cịn phải có nước để chóng chọi với hạn hán, vệ sinh ăn uống, nơi ở sạch sẽ tránh bệnh truyền nhiễm…

Hi vọng trong một tương lai không xa nữa con người sẽ làm được những điều mà trách nhiệm mỗi người phải làm, và chúng ta sẽ vẫn tiếp tục phát triển bền vững để những thành quả trong quá khứ không trở thành vơ ích. Chính bản thân mỗi chúng ta sẽ là những người cứu lấy thế giới, cùng nhau góp sức vì một hành tinh mãi xanh màu.

Một phần của tài liệu Biến đổi khí hậu ảnh hưởng và thích ứng của vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 46 - 48)