Hoạt động chuẩn bị sản xuất.

Một phần của tài liệu Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội (Trang 36 - 39)

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY CP DỆT CÔNG NGHIỆP HN.

Hoạt động chuẩn bị sản xuất.

Hoạt động chuẩn bị sản xuất chủ yếu được thực hiện tại phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật, tại phân xuởng may.

Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký , đặc biệt là thời hạn giao hàng và thời gian khách hàng giao nguyên vật liệu, tính chất của từng loại hàng và năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất. phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng, kiểm soát chặt chẽ tiến độ và sự đồng bộ, đầy đủ của nguyên vật liệu được cung cấp, tính toán cân đối nguyên vật liệu, năng lượng đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Hoạt động của phịng kế hoạch có vai trị quyết định đến tồn bộ quá trình sản xuất của cơng ty, do vậy ln được giám sát và liên tục rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả tốt hơn.

Phòng kỹ thuật đảm bảo xây dựng các tài liệu kỹ thuật, chế tạo mẫu thử và giác sơ đồ cắt để từ đó đưa xuống các dây chuyền sản xuất. Hiện nay tại cơng ty phịng kỹ thuật đã được trang bị hệ thống giác sơ đồ và cắt tự động CAD/CAM do vậy chất lượng công việc đã được cải tiến rất nhiều.

Sau khi phòng kỹ thuật xây dựng được mẫu thiết kế, thì tại phân xưởng sẽ tiến hành may thử một số sản phẩm sau đó đưa lên phịng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phòng kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ sản phẩm từ kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ nếu đạt u cầu thì các phân xưởng sẽ tiến hành may hàng loạt.

Một trong những yếu tố chuẩn bị cho quá trình sản xuất nằm trong cơng tác quản lý chất lượng của xí nghiệp là trình độ tay nghề của cơng nhân. Hàng q xí nghiệp có tổ chức kiểm tra tay nghề của công nhân, nếu ai không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất sẽ bị loại khỏi dây chuyền sản xuất. Như vậy những người công nhân mới thật sự cố gắng nâng cao tay nghề và trình độ của mình để có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

3.3. Cơng tác quản lý chất lƣợng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Quá trình sản xuất của xí nghiệp để hồn thành một sản phẩm bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ khâu ban đầu kiểm tra chất lượng màu sắc và chất liệu vải, nguyên phụ liệu, vật tư, cắt, may, là gấp, thêu, in, giặt, đóng gói...Q trình sản xuất đó được diễn ra một cách liên tục, khâu nọ nối vào khâu kia, khơng có sự gián đoạn tạo nên sự chuyên mơn hố và hiện đại hố cho từng cơng nhân.Tại xí nghiệp q trình chun mơn hố đó được diễn ra liên tục, thường xuyên cũng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì ai cũng chun làm một cơng việc dẫn đến học quen với cơng việc của mình, vì vậy năng suất lao động sẽ được nâng cao, vì họ quen với cơng việc của mình do vậy họ sẽ làm nhanh hơn, đẹp hơn và chuẩn hơn. Tại xí nghiệp may mỗi cơng đoạn sản xuất đó đều được quản lý rất chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất phịng kiểm tra chất lượng có vai rị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đại diện của phòng kiểm tra chất lượng sẽ đứng ra kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất sao cho khi sản phẩm xuất xưởng sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. Nếu trong q trình kiểm tra có một khâu nào đó khơng đạt u cầu thì phịng kiểm tra chất lượng sẽ yêu cầu dừng sản xuất và bộ phận sản xuất phải tiến hành sản xuất lại cơng đoạn đó.

Tồn xí nghiệp may tại cơng ty cổ phần dệt cơng nghiệp Hà Nội hiện có 9 tổ may, 2 tổ cắt, 2 tổ là, cùng các phân xưởng phụ trợ như phân xưởng bao bì, phân xưởng thêu, in...Mỗi dây chuyền sản xuất đều có một tổ trưởng và một tổ phó dây chuyền. Tổ phó có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên quá trình làm việc để kịp thời điều chỉnh những sai sót về mặt kỹ thuật. Cuối mỗi dây chuyền tổ trưởng sẽ kiểm tra mẫu. Cuối cùng phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ kiểm tra lại toàn bộ chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Mọi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng đều phải trả lại cho công nhân để sửa chữa lại. Tất cả các chỉ tiêu năng suất, tỷ lệ sai lỗi, số sản phẩm phải sửa chữa, chi tiết sửa chữa đều phải ghi chép đầy đủ cẩn thận, nhằm tìm ra nguyên nhân của sự sai hỏng đó để rút kinh nghiệm.

Đối với các sản phẩm làm theo đơn đạt hàng gia công cho khách hàng, các chỉ tiêu kỹ thuật được xác định trong đơn đạt hàng, những chỉ tiêu kỹ thuật này đều được phòng kỹ thuật xem xét, cụ thể hoá rồi đưa vào kế hoạch sản xuất và tài liệu kỹ thuật. Công nhân sẽ căn cứ vào hướng dẫn của tài liệu này để kiểm tra chất lượng cơng việc của họ. Và trong q trình sản xuất gia cơng đó, họ cũng được sự giám sát chặt chẽ của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình snả xuất, mỗi công nhân đều phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Họ phải tự tiến hành kiểm tra xem sản phẩm của họ có đạt yêu cầu chất lượng theo tiê chuẩn đặt ra hay không. Nếu không đạt yêu cầu họ phải tự sửa chữa lại rồi mới chuyển sang công đoạn khác. Đa số các cơng nhân trong xí nghiệp đều qua đào tạo về trình độ tay nghề, họ cũng được giáo dục về ý thức trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Do vậy nhũng sai sót đó hầu như đều được xử lý kịp thời.

Như vậy quá trình sản xuất của xí nghiệp từ khâu ban đầu thiết kế, cắt-may-là- đóng gói đều được kiểm sốt kỹ lưỡng với mục tiêu khơng để lọt những sản phẩm sai lỗi. Tuy nhiên xí nghiệpln đặt ra mục tiêu phịng ngừa không để xảy ra sai lỗi là trên hết. Việc kiểm soát được tiến hành rất chặt chẽ, bởi vì chỉ cần một sản phẩm sai hỏng đến tay người tiêu dùng thì hậu quả của nó thật khơn lường. Vì trong kinh doanh người

ta cho rằng: nếu một người tiêu dùng hài lịng với các sản phẩm của mình thì họ sẽ kéo theo một khách hàng khác mua sản phẩm của mình. Nhưng nếu một người tiêu dùng khơng hài lịng với sản phẩm của mình thì họ sẽ kéo theo mười người khác khơng mua sản phẩm đó nữa.

Một phần của tài liệu Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)