Khó khăn đối với các cơng ty bảo hiểm:

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

II/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

a/ Khó khăn đối với các cơng ty bảo hiểm:

Tỷ lệ phí bảo hiểm so với mức giới hạn phải bồi thường là khá cao, đội khi vượt quá khả năng bảo hiểm của công ty bảo hiểm và vì vậy sau khi cấp đơn bảo hiểm trách nhiệm đối với hợp đồng có giá trị lớn thì cơng ty bảo hiểm phải lập tức tái bảo hiểm phần vượt q khả năng thanh tốn của mình cho một cơng ty tái bảo hiểm. Nhưng trên thực tế cho đến nay mặc dù dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận đã được triển khai nhưng BAOVIET vẫn chưa lựa chọn được công ty bảo hiểm nào để tái bảo hiểm dịch vụ này một cách chính thức.

Mặc dù hiện nay dịch vụ giao nhận ở Việt Nam đang phát triển nhưng rất nhiều công ty giao nhận hầu như không quan tâm đến vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người giao nhận, chưa hiểu được lợi ích, đánh giá được tầm quan trọng của việc bảo hiểm trách nhiệm này. Bên cạnh đó, tình hình chung ở nước ta hiện nay là các loại hình bảo hiểm cũng ít được quan tâm, nói chung khách hàng chưa nhận thức được đầy đủ bản chất và sự cần thiết của bảo hiểm cụ thể là bình quân mỗi người dân Việt Nam hàng năm bỏ ra khoảng 2,5 USD để mua các loại hình bảo hiểm trong khi đó ở Thái Lan là hơn 60 USD/ người, ở Malaysia là hơn 200USD/ người [4]. Chính vì vậy mà loại hình bảo hiểm chưa phát triển được.

Một tình hình đáng lo ngại nữa là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm dưới hình thức giảm phí bảo hiểm, tăng hoa hồng... Tình trạng này sẽ dẫn đến việc trong một tương lai không

xa, hiện tượng khách hàng thiệt hại khơng được bồi thường vì cơng ty bảo hiểm mất khả năng thanh tốn do mức phí thu nhập q thấp.

Bên cạnh đó cịn có thêm một khó khăn nữa đối với các công ty bảo hiểm là thiếu hụt một hành lang pháp lý hoàn hảo điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về Kinh doanh bảo hiểm mặc dầu là văn bản có hiệu lực cao nhất hiện nay về kinh doanh bảo hiểm nhưng vẫn chỉ là bước đầu. Bộ luật Bảo hiểm, tuy nhiều lần dự thảo song tại thời điểm này, vẫn chưa được ban hành. Các văn bản dưới luật có liên quan cịn thiếu những quy định cụ thể, chi tiết gây khó khăn cho cơng ty bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh của mình, có nhiều quy định chưa phù hợp với tập quán, điều kiện kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam và thế giới.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)