Phương pháp đàm thoại gợi mở a Cơ sở lựa chọn phương pháp

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý THCS (Trang 26 - 30)

a. Cơ sở lựa chọn phương pháp

Phương pháp đàm thoại gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tái liệu đã học từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống.

Phương pháp đàm thoại nếu được giáo viên vận dụng khéo léo và có hiệu quả sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập; bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho khơng khí lớp học sơi nổi.

Mặt khác, phương pháp đàm thoại còn giúp giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn.

Có hai cơ sở để phương pháp dạy học đàm thoại có thể trở thành một trong ba phương pháp cơ bản để hình thành kiến thức về mối quan hệ nhân quả địa lí:

- Tính lặp lại, nhắc lại kiến thức của chương trình địa lí do cấu tạo chương trình có tính chất đồng tâm, nâng cao.

- Do đặc điểm nội dung kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Do tính chất và đặc điểm nội dung mơn Địa lí nên trong q trình hình thành các mối quan hệ nhân quả, học sinh cần phải sử dụng vốn kiến thức đã có để hình thành chúng. Để có kiến thức này, học sinh phải trải qua quá trình tái hiện; muốn kiến thức này tái hiện

được tập trung, phục vụ thiết thực, chính xác, hình thành các mối quan hệ địa lí tốt thì cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Chính những câu hỏi được đặt ra từ giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh lựa chọn, giới hạn những kiến thức cần thiết, suy luận, so sánh, khái quát, rút ra những nguyên nhân và kết quả cần hình thành. Đây là vai trò chủ yếu của phương pháp đàm thoại trong việc hình thành kiến thức về mối liên hệ nhân quả địa lí.

b. Cách thiết kế

- Giáo viên nên đưa ra những câu hỏi tổng quát trên cơ sở vốn kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh. Sử dụng hệ thống câu hỏi mở giúp học sinh gỡ lần lượt các vấn đề.

- Khái quát vấn đề bằng sơ đồ mối quan hệ

- Sử dụng kết hợp với các phương tiện bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, số liệu thống kê.

c. Mẫu bài áp dụng

Với các bài học về địa lí kinh tế - xã hội giáo viên tiến hành phương pháp đàm thoại là hợp lí nhất. Vì các kiến thức tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội một lãnh thổ sẽ được học trước khi học thực trạng kinh tế- xã hội. Để thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến tới một vấn đề xã hội, hay sự phát triển, phân bố các ngành, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi dựa trên các phương tiện bản đồ, tranh ảnh, kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh.

d. Bài dạy minh họa

Ví dụ 1:

Tiết 16: Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất ( lớp 6)

Giúp học sinh tìm ra các nhân tố ngoại lực tham gia hình thành Bình ngun, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi:

- Dựa vào mơ hình và kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa ,trình bày đặc điểm của bình nguyên? – Bình nguyên là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng

phẳng hoặc gợn sóng.

- Vì sao bề mặt bình ngun lại bằng phẳng hoặc lượn sóng. - Do bị ngoại lực bào

mịn lâu dài và do được bồi đắp ở vùng trũng, thấp.

- Vậy những nhân tố ngoại lực nào tham gia vào việc hình thành bình ngun? - Băng hà, gió, sơng ngịi.

Ví dụ 2:

Để hình thành mối quan hệ giữa điều kiện phát triển với đặc điểm nông nghiệp Bắc Mĩ, giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi sau:

- Đặc điểm nào cho thấy Bắc Mĩ có một nền nơng nghiệp tiên tiến ?

+ Quy mô sản xuất lớn.

+ Năng suất sản xuất cao. Tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp nhỏ nhưng khối lượng nông sản lớn.

+ Sản xuất được tổ chức theo hình thức chun mơn hóa thành các vành đai từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

- Sự phát triển mạnh của nơng nghiệp Bắc Mĩ là do có những có những điều kiện nào?

Hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Tự nhiên Bắc Mĩ có những thuận lợi gì cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp?

- Bắc Mĩ đã ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật nào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp?

- Hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp ở Bắc Mĩ có đặc điểm gì ?

Kiến thức đọc sách và câu hỏi gợi mở của giáo viên là cơ sở để học sinh suy nghĩ, phân tích đưa ra câu trả lời của mình, từ đó có thể tự đi đến xây dựng mối quan hệ nhân quả như sau:

Ví dụ 3:

Trình độ khoa học kĩ

thuật tiên tiến Hình thức tổ chức sảnxuất hiện đại

Bắc Mĩ có một nền nơng nghiệp tiên tiến Hội tụ nhiều điều kiện

tự nhiên thuận lợi

Năng suất sản xuất cao

Chuyên mơn hóa theo hình thức cơng nghiệp Nền nơng nghiệp hàng

Tiết 39: Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam ( lớp 8)

Mục đích hình thành mối quan hệ nhân quả giữa vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ với tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam, giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau:

- Việt Nam nằm trong vịng đai khí hậu nào? - Vịng đai nhiệt đới

- Đặc điểm khí hậu của các nước nằm trong vòng đai nhiệt đới mà em biết? - Khí hậu nóng và khơ hạn.

- Tại sao cũng nằm trong vịng đai nhiệt đới mà khí hậu Việt Nam lại ẩm cao, mưa nhiều ? - Việt Nam có đường bờ biển kéo dài hơn 3260 km, 3 mặt lành thổ giáp biển với

một vùng biển rộng 1 triệu km2. (Vị trí địa lí )

- Khơng phải quốc gia nào giáp biển cũng có khí hậu ẩm. Ví dụ như Pêru, các nước trên bán đảo Xômalia (học sinh đã được học). Vậy cịn có yếu tố nào tham gia quyết định

tính chất ẩm cho tồn lãnh thổ Việt Nam ? - Hướng gió mùa và hình dạng lãnh thổ tạo

điều kiện cho hơi ẩm đi vào sâu trong nội địa lãnh thổ Việt Nam.

Mối quan hệ nhân quả được rút ra bằng sơ đồ:

Ví dụ 4:

Tiết 5: Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống ( lớp 9)

Nhằm giúp học sinh tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cao ở nước ta, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi:

- Tại sao việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Câu hỏi gởi mở: Tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn và thất nghiệp ở thành thị ra sao?

- Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó?

- Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam rất cao nhưng nhiều cơ sở kinh doanh nhất là các khu dự án công nghệ cao vẫn thiếu lao động? Câu hỏi gợi mở:

Chất lượng lao động Việt Nam như thế nào? Trình độ, kĩ năng lao động ra sao?

Lãnh thổ hẹp theo

chiều Đơng- Tây Ảnh hưởng của cácluồng gió mùa

Khì hậu Việt Nam ẩm cao, mưa lớn Vị trí gần biển

Từ những câu trả lời của mình trên cơ sở gợi ý củagiáo viên, học sinh có thể xây dựng sơ đồ mối quan hệ nhân quả như sau:

Ví dụ 5:

Tiết 40: Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ - Tiết 2 ( lớp 9)

Hệ thống câu hỏi gợi mở để hình thành mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:

- Trình bày các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển ngành công nghiệp của một lãnh thổ ? - Vị trí địa lí, đất-nước- khí hậu, khống sản, rừng, biển...

- Trình bày khái quát đặc điểm các nhân tố đó ở vùng Đơng Nam Bộ ? Học sinh trả lời, giáo viên ghi vào phần bảng nháp.

- Dựa trên các thế mạnh về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên như trên, Đơng Nam Bộ có thể phát triển những ngành cơng nghiệp nào?

+ Vị trí  Công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (Do giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nguyên liệu nông nghiệp, ngư nghiệp lớn)

+ Đất- nước-khí hậu; rừng, biển  Cơng nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (Ảnh hưởng gián tiếp qua ngành trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả); thủy điện.

+ Khống sản  Cơng nghiệp khai thác và lọc hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý THCS (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)