Phương pháp sử dụng bản đồ a Cơ sở lựa chọn phương pháp

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý THCS (Trang 30 - 34)

a. Cơ sở lựa chọn phương pháp

Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức Địa lí quan trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao qt những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.

Chất lượng lao động

thấp Nền kinh tế chưa pháttriển

Việc làm là vấn đề gay gắt ở Việt Nam Nguồn lao động dồi

Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng Địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung Địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ ngơn ngữ đặc biệt – ngôn ngữ bản đồ.

Khi học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ thì họ có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà khơng phải nghiên cứu trực tiếp ngồi thực địa.

Khi phân tích nội dung các bản đồ rồi đối chiếu so sánh chúng với nhau, học sinh sẽ phát triển được tư duy logic, biết thiết lập các mối liên hệ giữa các đối tượng Địa lí, nhất là các mối liên hệ nhân quả giữa chúng...

b. Cách thiết kế

- Giáo viên trình chiếu bản đồ và đưa ra các câu hỏi hoặc bài tập liên quan. Học sinh khai thác bản đồ để trả lời câu hỏi. Từ những câu trả lời của mình, học sinh tự lực thiết lập sơ đồ mối liên hệ nhân quả.

c. Mẫu bài áp dụng

- Bản đồ là ngôn ngữ thứ 2 của Địa lý nên hầu hết các tiết dạy đều có thể sử dụng được phương pháp này.

- Áp dụng nhiều nhất khi dạy về:

+ Tự nhiên các châu lục, khu vực, vùng, miền + Đặc điểm phân bố các đối tượng kinh tế- xã hội.

d. Bài dạy minh họa

Ví dụ 1:

Tiết 42: Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ ( lớp 7)

Kiến thức cần đạt: những nguyên nhân tự nhiên dẫn tới bức tranh phân bố dân cư Bắc Mĩ

Để giải thích sự phân bố dân cư Bắc Mĩ, phương pháp tốt nhất là khai thác bản đồ. Giáo viên cho học sinh phân tích “ Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ”, “Bản đồ

tự nhiên Bắc Mĩ” để rút ra tình hình phân bố dân cư Bắc Mĩ, tìm nguyên nhân. Để

hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, giáo viên có thể đặt câu hỏi “Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào những nhân tố nào?”. Yêu cầu học sinh trên cơ sở các nhân tố đó, quan sát bản đồ tự nhiên giải thích vì sao dân cư Bắc Mĩ phân bố khơng đồng đều.

Nhìn vào bản đồ tự nhiên, học sinh có thể thấy ngay dân cư Bắc Mĩ tập trung ở vùng ven biển, cũng như các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đồng bằng Lớn, Ngũ Hồ). Những vùng khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt và vùng núi cao hiểm trở thưa dân( Alaxca, bắc Canađa, vùng núi Coocđie...)

Ví dụ 2:

Tiết 2: Bài 3: Sơng ngịi và cảnh quan châu Á ( lớp 8)

Mục tiêu: hình thành mối liên hệ giữa vị trí địa lí, diện tích lãnh thổ, địa hình, khí hậu với đặc điểm sơng ngịi châu Á.

Khai thác “Bản đồ tự nhiên châu Á” học sinh sẽ dễ dàng rút ra mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên với đặc điểm sơng ngịi khu vực này. Bằng việc quan sát bản đồ, kết hợp với nội dung sách giáo khoa, học sinh có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của sơng ngịi châu Á như:

- Châu Á có nhiều hệ thống sơng lớn.

- Các sông châu Á phân bố khơng đồng đều và có chế độ nước phức tạp. - Các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra 3 đại dương.

Và việc phân tích bản đồ tự nhiên cũng sẽ giúp học sinh giải thích ngay được nguyên nhân của các đặc điểm trên:

- Lãnh thổ rộng lớnsông lớn

- Khí hậu phân hóa đa dạng, nhiều đới, nhiểu khí hậu khác nhausơng phân bố

khơng đồng đều và có chế độ nước phức tạp.

- Địa hình nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm lục địaCác hệ

thống sông lớn đều bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra 3 đại dương. Sơ đồ được hình thành như mục II.1,ví dụ 4.

Ví dụ 3:

Tiết 22: Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á ( lớp 8)

Mục tiêu cần đạt: hình thành mối quan hệ giữa đặc điểm tự nhiên và sự phân bố sản phẩm trồng trọt ở khu vực Đông Nam Á.

Bằng “Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á” học sinh sẽ xác định được các cây trồng chính ở vùng Đơng Nam Á là lúa gạo và cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới cũng như sự phân bố của các loại cây đó (Lúa gạo được trồng trên các đồng bằng hạ lưu sông,

cây công nghiệp nhiệt đới tập trung nhiều ở vùng cao nguyên, sơn nguyên...). hệ giữa sự phân bố cây trồng với tài nguyên đất, khí hậu các quốc gia.

- Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa trồng lúa nước.

- Đất feralít, đỏ badan + khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt gió mùacây cơng nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.

Ví dụ 4: Tiết 39: Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam ( lớp 8)

Mục tiêu: hình thành mối quan hệ giữa tính chất đa dạng, phức tạp của khí hậu Việt Nam với đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

Những bài học địa lí lớp 7 đã cho học sinh biết khí hậu nói riêng và thiên nhiên nói chung có thể phân hóa đa dạng theo vĩ độ, theo kinh độ và theo độ cao địa hình. Khi học đặc điểm khí hậu Việt Nam, bằng việc quan sát “Bản đồ tự nhiên Việt Nam”, học sinh cũng sẽ chứng minh được tính đa dạng, phức tạp của khí hậu Việt Nam:

- Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ độ  khí hậu thay đổi từ Bắc vào Nam - Các dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc- Đơng Nam khí hậu phân hóa theo Đơng- Tây (Mùa mưa của vùng Đông Trường Sơn lệch hẳn sang mùa thu đông, đối lập với vùng Tây Nguyên).

- Dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển  ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, hình thành miền khí hậu phía Nam với khí hậu mang đặc tính Cận xích đạo, nóng quanh năm.

- Các vùng địa hình cao (Tây Nguyên, Tây Bắc) khí hậu phân hóa theo đai cao. Sau khi phân tích, học sinh có thể hình sơ đồ sau:

Ví dụ 5

Tiết 21: Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ( lớp 9)

Kiến thức cần hình thành: mối liên hệ đặc điểm tự nhiên và các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Bài học xác định các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là:

Địa hình

(hướng núi, độ cao) Ảnh hưởng của cácluồng gió mùa

Khì hậu Việt Nam phân hóa đa dạng, phức tạp Lãnh thổ kéo dài theo

- Trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả cận nghiệt và ôn đới; - Khai thác khống sản;

- Thủy điện

- Chăn ni đại gia súc

“Bản đồ tự nhiên vùng Trung du miền núi Bắc Bộ” sẽ cho học sinh thấy mối liên hệ

giữa tự nhiên với thế mạnh kinh tế của vùng:

- Đất feralit + khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với một mùa đơng kéo dài và lạnh nhất Việt Nam + mạng lưới sơng ngịi dày đặc  thể mạnh trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả cận nghiệt và ơn đới.

- Khống sản giàu có bậc nhất Việt Nam khai thác khoáng sản - Sơng ngịi chảy trên miền địa hình chủ yếu là núi caothủy điện - Nhiều sơn nguyênchăn nuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý THCS (Trang 30 - 34)