Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác

Một phần của tài liệu Kỹ Năng Hoạch Định Trong Quản Trị Văn Phòng (Trang 26)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các giải pháp

3.2.1. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác

tác hoạch định nhân sự

Trách nhiệm của công chức, viên chức trong công tác hoạch định nhân sự là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của các cơ quan. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của một cơ quan, tổ chức nói chung và Ủy ban nhân dân quận Tân Phú nói riêng. Từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân quận, trách nhiệm của cán bộ, viên chức được thực hiện cụ thể như sau:

- Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận:

Trước hết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận phải đổi mới nhận thức về công tác hoạch định nhân sự, xác định được tầm quan trọng trong việc hoạch định nhân sự tại Ủy ban nhân dân quận.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận cần có các hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng trong công tác hoạch định nhân sự tại cơ quan. Vì vậy, nâng cao

22

nhận thức của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận có thể được xem là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoạch định nhân sự tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận cần kiểm tra, rà sốt cơng tác hoạch định nhân sự tại cơ quan. Đồng thời, xác định các cán bộ, công chức cần bồi dưỡng để cử tham gia các khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác hoạch định nhân sự của Ủy ban nhân dân quận.

- Đối với nhà quản trị văn phòng:

Để nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với công tác hoạch định nhân sự, Nhà quản trị văn phòng phải nắm được các quy định của Nhà nước về việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự, không ngừng trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, luôn cập nhật những văn bản mới nhất để áp dụng trong từng thời điểm cụ thể.

Thường xuyên tham gia các buổi tập huấn về chuyên đề về kỹ năng hoạch định nhân sự nhằm trang bị cho cá nhân kỹ năng trong công tác hoạch định nhân sự.

Cần phải tiến hành tuyên truyền để nâng cao nhận thức của Nhà quản trị văn phòng về tầm quan trọng của hoạch định cũng như hoạch định nhân sự, để họ quan tâm và đầu tư thích đáng thời gian cũng như cơng sức vào công việc được giao nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác hoạch định nhân sự tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú.

3.2.2. Tổ chức thực hiện quy trình hoạch định nhân sự văn phịng

Để việc hoạt định nhân sự văn phòng tại Ủy ban nhân dân được diễn ra một cách khoa học, có hiệu quả, Nhà quản trị văn phịng cần thực hiện theo quy trình hoạch định nhân sự văn phịng, cụ thể:

Bước 1. Phân tích mơi trường, xác định mục tiêu và chiến lược của văn phòng

23

Mơi trường hoạt động của văn phịng là các yếu tố nằm bên ngồi văn phịng có ảnh hưởng đến mơi trường tác nghiệp, tạo ra các cơ hội thách thức đối với văn phòng.

Sau khi phân tích ảnh hưởng của mơi trường hoạt động cần xác định được một số vấn đề:

- Thế mạnh của nhân sự trong văn phịng, điều này có ảnh hưởng đến việc hình thành thực hiện các chiến lược, chính sách hoạt động của văn phịng. - Các chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước về lao động có ảnh hưởng gì đến điều kiện làm việc của nhân sự trong văn phòng.

- Các nhân sự tương lai sẽ mong đợi gì ở cơ quan, đơn vị. Bước 2. Phân tích hiện trạng quản trị nhân lực văn phòng

Nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của văn phịng, cần phải phân tích các yếu tố:

- Nhân lực hiện có: số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và các phẩm chất cá nhân khác như mức độ nhiệt tình, tận tâm, sự sáng tạo trong công việc.

- Cơ cấu tổ chức: loại hình tổ chức, phân cơng chức năng quyền hạn giữa các bộ phận, cơ cấu trong văn phịng.

- Chính sách: chính sách tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, khen thưởng... Bước 3. Dự báo khối lượng công việc (đối với các mục tiêu kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định khối lượng công việc và tiến hành phân tích cơng việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn).

Bước 4. Dự báo nhu cầu nhân lực (đối với các mục tiêu, kế hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định nhu cầu nhân lực (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn).

24

Bước 5. Phân tích nhu cầu nhân lực và khả năng đáp ứng để đề ra các chính sách, kế hoạch, chương trình thực hiện giúp văn phịng thích ứng với các nhu cầu mới và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực

Phân tích cho các kế hoạch ngắn hạn đề ra các chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể về nhân lực của văn phòng:

+ Tuyển thêm nhân lực. + Cơ cấu ngành nghề. + Tiêu chuẩn.

+ Áp dụng các chương trình, khóa huấn luyện nào. + Nguồn kinh phí cho huấn luyện, đào tạo.

+ Chế độ lương bổng, đãi ngộ, thay đổi.

Bước 6. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện

Trong mỗi một giai đoạn, nhà quản trị văn phòng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là để xác định những sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, tìm nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó và đề ra các phương pháp hồn thiện.

3.2.3. Đẩy mạnh thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức

- Thực hiện tốt việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức gắn với Đề án vị trí việc làm và cơng tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và có trình độ quản lý hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Tập trung hoàn chỉnh và triển khai thực hiện Đề án thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội thành phố, tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch, sử dụng, đề bạt và phát huy năng lực cán bộ.

25

- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác đánh giá cán bộ, cơng chức, viên chức theo các tiêu chí định lượng, có tính chính xác cao, đảm bảo cơng khai, minh bạch, công bằng làm cơ sở chi thu nhập tăng thêm trong nửa cuối năm 2018 và những năm tiếp theo, góp phần động viên, khuyến khích, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.

- Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, cơng chức, viên chức phịng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, trong sạch hóa bộ máy.

26

KẾT LUẬN

Nhân sự văn phòng bao gồm các nhà quản trị các cấp và đội ngũ nhân viên thừa hành, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình nhân sự văn phịng cần triển khai thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn khác nhau tùy thuộc vào vị trí việc làm. Đối với các nhà quản trị văn phịng, ngồi việc thực hiện nghiệp vụ chun mơn cịn phải thực hiện cơng tác hoạch định nhân sự tại cơ quan, tổ chức.

Đề tài “Khảo sát, đánh giá về vai trò của Nhà quản trị văn phịng trong cơng tác hoạch định nhân sự tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm khảo sát, đánh giá một cách tổng thể về vai trò của Nhà quản trị văn phịng trong cơng tác hoạch định nhân sự tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú. Qua nghiên cứu, khảo sát, rút ra một số kết luận như sau:

Một là, đề tài đã khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú nói chung và Văn phịng Ủy ban nhân dân quận nói riêng một cách chi tiết và đầy đủ nhất

Hai là, khảo sát và đánh giá vai trò của nhà quản trị văn phịng trong cơng tác hoạch định nhân sự tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú với một số vấn đề như: tổ chức thu thập thông tin làm căn cứ hoạch định; Tổ chức thiết lập mục tiêu; Tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp một cách dễ hiểu và đầy đủ. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà quản trị văn phịng trong cơng tác hoạch định tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú.

Như vậy, có thể thấy tại Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, Nhà quản trị văn phịng có vai trị vơ cùng quan trọng trong công tác hoạch định nhân sự, nhờ có Nhà quản trị văn phịng mà cơng việc, hoạt động tại Ủy ban nhân dân được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống.

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Đức Hùng (2020), Giáo trình quản trị văn phịng, NXB Bách khoa Hà Nội.

2. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An (2008), Giáo trình Quản

trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2014), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

4. Nguyễn Hải Sản (2007), Giáo trình quản trị học, NXB Thống kê, Hà

Nội.

5. Nguyễn Văn Chiều (2015), Bài giảng kỹ năng quản lý, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Quốc Hội (2014), Nghị quyết 131/2020/QH14 về việc tổ chức chính quyền đơ thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

7. Vũ Thị Phụng (2021), Giáo trình lý luận về quản trị văn phịng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. UBND quận Tân Phú, Giới thiệu chung,

http://www.tanphu.hochiminhcity.gov.vn/gioi-thieu-chung-c267.aspx [truy cập ngày 27/06/2022].

Một phần của tài liệu Kỹ Năng Hoạch Định Trong Quản Trị Văn Phòng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)