KẾT LUẬN I NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số phương pháp giải hệ phương trình không mẫu mực dùng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 (Trang 39)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ

- Do vấn đề hạn chế về mặt kiến thức toán, phương pháp giải toán của học sinh THCS, nên trong sáng kiến kinh nghiệm này mới chỉ đề cập đến một số phương pháp giải hệ phương trình không mẫu mực phù hợp với trình độ năng lực của đối tượng là học sinh lớp 9 của bậc học trung học cơ sở. Trong thực tế, để giải các hệ loại này ta có thể sử dụng các kiến thức về tính đơn điệu của hàm số, sử dụng các kiến thức về bất đẳng thức như bất đẳng thức AM-GM, bất đẳng thức Bunhiacôpxki, … để tiến hành đánh giá.

- Trong sáng kiến này tôi cũng không đề cập đến một loại hệ phương trình cũng thường gặp, đó là hệ phương trình hoán vị vòng quanh, hệ đối xứng loại I, hệ đối xứng loại II, hệ phương trình đẳng cấp, vì đây là những loại hệ về cơ bản đã có hướng giải quyết chung cho chúng.

- Kết quả thực nghiệm của sáng kiến này chỉ mới tiến hành trên một số lượng học sinh là 32 em, với đối tượng và chủ yếu là học sinh khá, học sinh giỏi mà chưa tiến hành thực nghiệm trên các đối tượng học sinh trung bình, học sinh ở các đơn vị trường học khác. Vì vậy, kết quả thực nghiệm có thể chưa thực sự chuẩn xác và có tính thực tiễn cao đối với các đối tượng học sinh trung bình trở xuống.

- Hệ thống bài tập luyện tập tác giả đã cố gắng lựa chọn và sắp xếp nhằm mục đích làm tài liệu để học sinh có thể luyện tập, giáo viên có thể lấy làm bài tập tham khảo. Tuy nhiên, do thời gian tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện sáng kiến còn ít nên các bài tập đưa ra có thể chưa phong phú, chưa phát huy được hết khả năng tư duy của học sinh trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số phương pháp giải hệ phương trình không mẫu mực dùng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 (Trang 39)