Một số thông số của nguyên tố Sr

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO VÀ KHẢ NĂNG HẤP THU 137Cs, 60Co VÀ 90Sr TRONG XỬ LÝ THẢI PHÓNG XẠ LỎNG (Trang 25 - 26)

Các thông số Nguyên tố Sr

Số thứ tự trong bảng HTTH 38

Khối lượng ngun tử 87,62

Cấu hình electron [Kr]5s2

Bán kính nguyên tử (nm) 0,215

Bán kính ion (nm) 0,118

Hằng số mạng (nm) a = 0,6072

Khối lượng riêng (g/cm3) 2,60

Nhiệt đợ nóng chảy (K) 1023

Nhiệt đợ sơi (K) 1640

Thế ion hóa (eV) I1(5,76), I2(11,03), I3(43,6)

Độ âm điện theo Pauling 0,95

Thế điện cực ch̉n E0 (V) -2,89

Mức oxi hóa 0; +2

Tỉ số bình phương điện tích ion và bán kính Z2/r 3,4

Trong tự nhiên, Sr có bốn đồng vị bền: 88Sr là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 82,5%. Ba đồng vị bền khác là 84Sr chiếm 0,6%, 86Sr chiếm 9,9% và 87Sr chiếm 7,0%. Sr có trong tự nhiên chủ yếu là celestite (SrSO4) và strontianite (SrCO3), nó chứa khoảng 0,025% trong lớp vỏ trái đất (Vũ Đăng Độ và cộng sự, 2010).

Khi đun nóng, kim loại Sr tác dụng dễ dàng với hydro tạo thành hydrua ion SrH2. Khi để trong khơng khí ở nhiệt đợ thường, Sr nhanh chóng tạo nên mợt lớp oxit màu vàng nhạt. Trong khơng khí ẩm tạo nên lớp cacbonat. Vì vậy, cần giữ kim loại này trong bình rất kín hoặc ngâm trong dầu hỏa khan.

Khi được đốt nóng trong khơng khí, Sr cháy tạo nên oxit SrO và phản ứng phát ra nhiều nhiệt.

amoniac lỏng cho dung dịch màu xanh thẫm. Khả năng tạo phức chất là không đặc trưng vì sự tạo phức là thuận lợi đối với những ion bé, có điện tích lớn và có obitan trống. Oxit của Stronti rất khó nóng chảy (246oC) và rất bền nhiệt (nhiệt đợ sơi: 2500oC) do có năng lượng mạng lưới rất lớn (3913 kJ/mol). SrO dễ tương tác với nước tạo thành hydroxit và phản ứng sinh nhiều nhiệt. Ngồi ra có khả năng hút ẩm mạnh khi để trong khơng khí và có khả năng hấp thụ khí CO2. Là oxit bazơ, SrO có

thể tan trong dung dịch axit tạo thành muối. Ơ nhiệt đợ cao có thể bị kim loại kiềm, nhôm, silic khử đến kim loại. SrO2 là chất bợt màu trắng khó tan trong nước, khi đun

nóng sẽ phân hủy thành oxit và oxi.

Stronti hydroxit, Sr(OH)2, khan ở dạng bột màu trắng và tan nhiều trong nước. Khi kết tinh từ dung dịch thường ở dạng hydrat tinh thể không màu: Sr(OH)2.nH2O. Stronti hydroxit không bền với nhiệt, khi đun nóng sẽ mất nước và biến thành oxit. Sr(OH)2 là mợt bazơ mạnh.

Đối với Sr, các muối clorua, bromua, iodua, nitrat, axetat, sunfat, xianua đều dễ tan; do có nhiệt hydrat hóa âm hơn so với các kim loại kiềm, muối của Sr kết tinh ở dạng hydrat tinh thể (Hoàng Nhâm, 2006b).

1.1.2.2. Sự ơ nhiễm Sr

Stroni có 16 đồng vị từ 81Sr đến 97Sr, khơng có đồng vị 96Sr. Trong các đồng vị phóng xạ thì chỉ có 90Sr có thời gian bán rã dài (28,8 năm). Chu kỳ bán rã của các nhân Sr khác là ít hơn 65 ngày. 90Sr phân rã beta trừ và trở thành 90Y, sau đó 90Y tiếp tục phân rã bằng cách phát ra beta trừ có năng lượng lớn hơn, thời gian bán rã là 64 giờ để tạo thành 90Zr (Bảng 1.4).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO VÀ KHẢ NĂNG HẤP THU 137Cs, 60Co VÀ 90Sr TRONG XỬ LÝ THẢI PHÓNG XẠ LỎNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w