PHẦN III KẾT LUẬN I BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất trường tiểu học (Trang 32 - 34)

25 000 000đ 000 000đ 50 000 000đ

PHẦN III KẾT LUẬN I BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua vận dụng những kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp, trong quá trình làm việc tại trường Tiểu học Minh Tiến và có điều chỉnh để đạt kết quả khả quan hơn. Từ đó, tơi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:

- Trong cơng tác xã hội hố giáo dục cần chú trọng vào một số nguyên tắc như: lợi ích chung; khai thác, phát huy và khuyến khích đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác; tạo mơi trường cơng khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, xã hội hoá giáo dục phải tuân thủ luật pháp Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, cũng cần có cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục; phải

biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra cơng tác XHHGD và cần có kế hoạch mang tính định hướng. Đảm bảo mục tiêu “nhà trường gắn liền với xã hội”

- Muốn làm tốt công tác XHHGD, nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền tới nhân dân, tạo uy tín với phụ huynh học sinh, các đơn vị hỗ trợ. Bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, trân trọng và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn huy động. Quan tâm chăm lo đến đời sống học sinh, tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất dạy và học. Trong thời gian tới, trường Tiểu học Minh Tiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác XHHGD, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh học tập, vui chơi, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà”. Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã tạo tiền đề cho nhà trường mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển tồn diện. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29- NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề ra về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

- Làm tốt cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương các cấp, ban ngành đồn thể và phụ huynh. Linh hoạt, sáng tạo, tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để tham mưu công tác xây dựng CSVC được tốt. Chủ động công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp, Hiệu trưởng cần chuẩn bị kế hoạch cụ thể, rõ ràng về cơng tác xã hội hố giáo dục, nên dựa vào Ban phụ huynh để phát huy tính dân chủ và tạo lịng tin của nhà trường đối với Ban phụ huynh. Nguồn huy động được từ cơng tác xã hội hóa phải cơng khai minh bạch, có sơ kết, tổng kết, niêm yết tại cơ quan đơn vị và báo cáo với phụ huynh học sinh.

- Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục địi hỏi người Hiệu trưởng cần phải năng động, sáng tạo trong quản lý. Có ý thức trách nhiệm cao với ngành, với phong trào, với nhân dân và phụ huynh. Có lịng u nghề nhiệt tình, kiên trì nhẫn nại. Có kế hoạch xây dựng nhà trường một cách cụ thể dựa trên tình hình địa phương, có tính thuyết phục, tính khả thi cao. Biết dựa vào sức mạnh tập thể,

bàn bạc thảo luận, công khai kế hoạch và việc làm trong Hội đồng sư phạm để có nhiều biện pháp thực hiện tốt hơn, điều hành, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đó là sự thành cơng trong cơng tác xã hội hoá giáo dục của người Hiệu trưởng. Từ đó khẳng định vị thế của nhà trường trước nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất trường tiểu học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)