Các cách tiếp cận của tăng trưởng xanh carbon thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hiện tăng trưởng xanh ở việt nam thông qua công nghệ thông tin (Trang 36)

trƣởng xanh carbon thấp

Tăng trưởng xanh chính là chìa khóa để đạt được một nền kinh tế xanh. Đó là một mơ hình phát triển, trong đó, khơng chỉ cải thiện đời sống con người, giảm dần sự bất bình đẳng mà cịn giảm thiểu rủi ro về mơi trường và sự khan hiếm về sinh thái - một mơ hình tăng trưởng carbon thấp, hiệu quả về sử dụng tài nguyên và toàn diện về

mặt xã hội (UNEP, 2011). Mơ hình này địi hỏi phải (i) sử dụng ít năng lượng hơn,

nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và chuyển sang nguồn năng lượng carbon thấp, (ii) bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, (iii) thiết kế và phổ biến công nghệ carbon thấp vào các mơ hình kinh doanh nhằm phục hồi kinh tế địa phương,và (iv) thực hiện chính sách và ưu đãi nhằm khuyến khích áp dụng cơng nghệ carbon thấp(ADB - ADBI, 2013).

Tóm lại, tăng trưởng xanh là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất và tất yếu

để giải quyết các khó khăn, vượt qua các thách thức trước mắt và lâu dài của cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong đó, việc thúc đẩy thay đổi và cải tiến cơng nghệ là chìa khóa để đạt được tăng trưởng xanh cho các quốc gia, đặt biệt là các nước đang phát triển.

Từ các trình bày, phân tích nêu trên, tác giả luận án đưa ra khái niệm như

Ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng lợi ích Hiệu quả của phát triển Tăng trưởng xanh carbon thấp Cải thiện chất lượng

môi trường Chất lượng cuộc sống

Phát triển xã hội

sau: Tăng trưởng xanh được coi là quá trình xây dựng nên kinh tế nhằm nâng cao đời sống xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro về môi trường và những tác động tiêu cực về sinh thái do hoạt động của con người. Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên sự điều chỉnh mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nên kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững. Cụ thể hơn, tăng trưởng xanh có thể được coi là một cuộc cách mạng phát triển mới mà vừa duy trì được tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn đảm bảo được sự bền vững của tài ngun, mơi trường và khí hậu.

2.1.1.3. Sự khác biệt giữa tăng trưởng xanh và các mơ hình tăng trưởng trước đây

“Xanh” là tính từ về màu sắc đặc trưng cho màu của tự nhiên, được gắn với danh từ về hoạt động phát triển của con người (kinh tế, tăng trưởng, sản xuất, tiêu dùng,…) để chỉ rằng các hoạt động này hướng tới giữ gìn tài ngun thiên nhiên, bảo vệ mơi trường. “Nâu” là tính từ về màu sắc và khi đi với danh từ về hoạt động phát triển thường có hàm ý ngược lại với xanh, là tiêu tốn nhiều nhưng kém hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây tổn hại tới tự nhiên, mơi trường. Ví dụ, phát triển nâu là hoạt động phát triển làm tổn hại, gây ơ nhiễm, suy thối môi trường do thải nhiều chất thải không qua xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Trong các tài liệu khoa học và trong thực tiễn quản lý phát triển,tính từ nâu ít được dùng và khi dùng thì thường hàm ý khơng thân thiện với tự nhiên, mơi trường.

Các mơ hình phát triển kinh tế cũ được áp dụng chủ yếu tại các nước đang phát triển đặc điểm của các mơ hình này này là chú trọng vào tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người. Tăng trưởng kinh tế theo mơ hình phát triển kinh tế cũ (tăng trưởng nâu) là dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có, phát triển kinh tế đồng nghĩa với khai thác và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, dẫn đến những hệ lụy: môi trường bị tàn phá nặng nề; cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Tăng trưởng xanh bao gồm nhiều phương hướng và ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế, mà tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi địa phương, mỗi thời kỳ có thể chọn lựa để thực hiện. Đó là: sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch; giảm phá rừng và đẩy mạnh trồng rừng; phát triển nông nghiệp, thủy sản bền vững; sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu

quả sử dụng tài nguyên, trong đó quan trọng hàng đầu là tài nguyên nước; phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ bền vững, thân thiện môi trường, áp dụng các công nghệ tiên tiến tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu, giảm rác thải và phát triển cơng nghệ tái chế và làm giàu tài ngun; hình thành lối sống đô thị bền vững và phát triển các thành phố sinh thái, trong đó có hệ thống giao thơng các bon thấp;...

Có thể thấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong phát triển bền vững đã có những cụ thể hóa hơn. Tăng trưởng kinh tế trong phát triển bền vững mới chỉ đặt ra nghiệp vụ đảm bảo cho các thế hệ hiện tại và tương lai có sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất. Tăng trưởng xanh đến nay đã đặt ra nhiệm vụ cao hơn thế, đó là khai thác và phát triển các nguồn lực hiện có khó để các thế hệ sau có thể tiếp cận đến một số lượng lớn hơn các nguồn lực sản xuất cho phát triển. Mục tiêu của tăng trưởng xanh không chỉ bao gồm tăng trưởng kinh tế thế mà cịn tích hợp cả các mục tiêu đảm bảo tính bền vững của mơi trường và phát triển xã hội, với hàm ý rằng cả ba trụ cột tăng trưởng cần được phát triển hài hòa.

Như vậy, bản chất của tăng trưởng xanh khác với bản chất của các loại hình tăng trưởng trước đây. Sự khác biệt nằm ở chỗ, tăng trưởng xanh khơng đặt ra hay nói chính xác hơn là khơng chấp nhận việc đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng với mục tiêu bảo vệ môi trường. Quan điểm rằng ưu tiên cho phát triển kinh tế nhanh để tích lũy nguồn lực (chủ yếu là tích lũy vốn) và sử dụng nguồn lực tích lũy được đó để quay lại tái tạo môi trường không tồn tại trong tăng trưởng xanh. sự thay đổi quan điểm đó xuất phát từ thực tế cho thấy nhiều nguồn lực đã biến mất trong quá trình tăng trưởng kinh tế vừa qua và những nỗ lực sau đó nhằm tái tạo các nguồn lực này trên cơ sở tích lũy từ phát triển đã trở thành vơ vọng.

Trong mơ hình tăng trưởng xanh, các quốc gia hướng tới sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Ba trụ cột phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường được đặt cùng mức ưu tiên. Tn theo quy luật kinh tế, mơ hình tăng trưởng xanh hướng tới việc tạo ra nhiều giá trị sử dụng hơn trên cơ sở sử dụng ít hơn các nguồn tài nguyên và gây ra ít hơn những thiệt hại cho môi trường sinh thái và cho các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Để đạt được mục tiêu này, cần có những xúc tác mới cho đầu tư và phát minh để tạo ra những cơ hội kinh tế mới. Mặc dù còn là vấn đề mới về mặt cơ sở lý luận, tăng trưởng xanh đã được cộng đồng thế giới quan tâm và đề ra như một mơ hình phát triển, một hướng đi cho thời kỳ mới, thời kỳ ứng phó với khủng hoảng kinh tế, tài nguyên và biến đổi khí hậu.

2.1.2. Khái niệm cơng nghệ thơng tin

Cuộc cách mạng CNTT diễn ra sôi động tác động sâu sắc và trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI. Nội dung chủ đạo của bước chuyển biến lần này là sự phát triển của nền văn minh công nghiệp tiến lên nền văn minh thơng tin và trí tuệ, mà cơ sở của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế tri thức. Về cơ bản, bước chuyển biến lần này được nảy sinh và thực hiện chủ yếu tại các nước đã có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên với xu thế tồn cầu hố hiện nay, tác động của bước chuyển vĩ đại này đã lan toả nhanh chóng khắp các nước trên thế giới. Xu thế này đang tạo ra những cơ hội to lớn và đồng thời cũng tạo ra những thách thức gay gắt cho các nước đang phát triển đang tìm đường cơng nghiệp hố- hiện đại hố nền kinh tế và xã hội của mình.

Tại Việt Nam, CNTT mới được phổ biến rộng rãi từ khoảng năm 1997. Tại thời điểm đó, do đây là một khái niệm tương đối mới nên có nhiều định nghĩa khác nhau về nó. Mặt khác đây là một khái niệm khá rộng, mỗi định nghĩa đưa ra thường phụ thuộc vào góc độ nhìn khái niệm này thế nào. Do vậy hiện nay chưa có một khái niệm chung nhất về CNTT nhưng theo có thể xem xét tới một khái niệm có thể định nghĩa được về CNTT như sau:

CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính điện tử và các mạng viễn thông nhằm cung cấp các giải pháp toàn thể để tổ chức, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thơng tin gồm tri thức, sự kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh. Vì vậy, CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thơng và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người.

Tuy khái niệm thông tin rất phổ biến trong đời sống con người nhưng những nội dung khoa học chung nhất về thơng tin và q trình thơng tin mới chỉ được bắt đầu được nghiên cứu từ giữa thế kỷ 20, khi nhu cầu truyền tin của con người tăng rất nhanh. Một trong những thành tựu đặc sắc của lý thuyết truyền tin là việc đưa ra khái niệm lượng

thông tin. Lý thuyết về lượng thơng tin ra đời đã tạo nền móng cho con người phát hiện ra thêm nhiều quy luật của thơng tin và q trình truyền tin. Thơng tin có nhiều loại khác nhau có thơng tin là các số liệu, dữ liệu thu thập, điều tra, khảo sát . Từ đó qua phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thơng tin có giá trị cao hơn.

Trong giai đoạn mới của sự phát triển kinh tế và xã hội dưới tác động của CNTT, tri thức và ý tưởng sáng tạo đóng vai trị trung tâm có ý nghĩa quyết định. Vì vậy hầu hết các quốc gia, các tổ chức, đơn vị đều hiểu rằng vị trí tương lai của họ trong thế giới và trên thị trường quốc tế phụ thuộc vào việc liệu họ có tận dụng được CNTT để phát triển một cách nhanh chóng mọi năng lực đổi mới nền sản xuất và kinh tế của họ không. Không những đối với các nước phát triển mà nhiều nước đang phát triền trong khu vực cũng có những chính sách mạnh mẽ phát triển CNTT trong những thập niên gần đây và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

CNTT (tiếng Anh: InformationTechnology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn.

Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thơng tin. Vì lý do đó, những người làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant), và bộ phận của một công ty hay đại học chuyên làm việc với CNTT thường được gọi là phịng CNTT.

Ở Việt Nam thì khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam, như sau:

"CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội."

Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thơng. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.

Theo định nghĩa này thì khơng thể nào có chun gia CNTT mà lại khơng hiểu biết về sử dụng máy tính và phần mềm máy tính.

Theo Luật CNTT năm 2006 thì “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa

lưu trữ và trao đổi thơng tin số”.

Tóm lại, theo tác giả luận án, CNTT được hiểu là: CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người.

2.1.3. Khái niệm thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ thơng tin

Q trình thực hiện tăng trưởng xanh có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh, dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, cơng nghệ (trong đó có CNTT), thể chế chính sách và các kênh khác.

Lao động Vốn

Tài nguyên Công nghệ (Công nghệ thông tin) Thế chế, chính sách

Các kênh khác

Hình 2.3. Các kênh tác động đến thực hiện tăng trƣởng xanh

Theo tác giả luận án, khái niệm thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT được hiểu là: Thực hiện tăng trưởng xanh thông qua CNTT là việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng xanh và thực hiện các mục tiêu đó dựa trên cơ sở của các thành tựu của CNTT như là một phương thức chuyển đổi bắt buộc cần phải có để chuyển từ trạng thái tăng trưởng nâu sang tăng trưởng xanh (quá trình thực hiện tăng trưởng xanh).

Như vậy, khái niệm này của tác giả chỉ ra hai ý:

* Thứ nhất, tăng trưởng xanh phải là một trạng thái cao hơn và hoàn thiện hơn tăng trưởng nâu.

Tăng trưởng xanh là trạng thái cao hơn và hoàn thiện hơn tăng trưởng là bởi: Tăng trưởng nâu là tăng trưởng kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, bỏ qua các vấn đề xã hội suy thối mơi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên. “Nâu” ở đây để chỉ ô nhiễm và không hiệu quả về mặt sử dụng tài nguyên. Tăng trưởng xanh là trạng thái cao hơn, hoàn thiện hơn ở chỗ:

Một là, tăng trưởng xanh bền vững hơn. Tăng trưởng kinh tế trên cơ sở vẫn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Nguồn tài nguyên khi đưa vào sản xuất được sử dụng bền vững, không bị mất đi. Bên cạnh đó,tăng trưởng xanh gắn với bền vững về xã hội, đảm bảo tính bao trùm về mặt xã hội, giúp xã hội công bằng hơn.

Hai là, hiện đại và năng suất hơn. Tăng trưởng xanh với cách tổ chức khoa học hơn, sử dụng công nghệ mới tiên tiến (đặc biệt là CNTT), dựa trên đổi mới sáng tạo và ý tưởng mới là chính với trình độ quản lý và tổ chức tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hiện tăng trưởng xanh ở việt nam thông qua công nghệ thông tin (Trang 36)