Khung phân tích của luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hiện tăng trưởng xanh ở việt nam thông qua công nghệ thông tin (Trang 62 - 166)

Bên ngồi Bên trong

Kết quả Tồn cầu hóa CMCN 4.0 Cạn kiệt tài nguyền Biến đối khí hậu

Thay đổi mơ hình tăng trưởng

Áp lực của mục tiêu: năng suất

hơn, hiệu quả hơn, năng cạnh

tranh cao hơn

Mục tiêu cho phát triển bền vững T ăng tr ưở ng kinh tế

Bền vững hơn Xanh hơn Hiện đại hơn

T ăng tr ưở ng kinh tế Tăng trƣởng xanh Tăng trƣởng xanh thông qua CNTT

( Chuyển đổi mô thức phát triển) CNTT là nền tảng, là công cụ để các nguồn lực khác được sử dụng Tiết kiệm năng lượng; cắt giảm khí thải CO2 bằng ứng dụng CNTT Khai thác,sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn,giảm nguyên liệu đầu vào,sử dụng các nguồn năng lượng

tái tạo,giảm ô nhiễm MT &giảm chất thải bằng ứng dụng CNTT Nội dung Tăng trƣởng nâu CNTT là nguồn lực trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Phát triển hệ thống thông minh & chuyển đổi sang thế hệ thông bằng CNTT

2.5. Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện tăng trƣởng xanh thông qua công nghệ thông tin

2.5.1. Kinh nghiệm thực hiện tăng trưởng xanh thông qua công nghệ thông tin của Hàn Quốc

Trong “Chiến lược quốc gia về phát triển CNTT” do Ủy ban về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2009 đã xác định:

- Tầm nhìn: đưa Hàn Quốc trở thành nước đi đầu về ứng dụng CNTT cho thực hiện tăng trưởng xanh trên thế giới

- Mục tiêu:

+ “Xanh” hóa và biến ngành CNTT trở thành động lực tăng trưởng mới.

+ Thúc đẩy chuyển hóa xã hội thành xã hội thơng minh ít khí thải với CNTT. + Tăng cường, đẩy mạnh khả năng chống biến đổi khí hậu thơng qua sử dụng CNTT.

2.5.1.1. Chiến lược phát triển theo từng lĩnh vực

* Phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm CNTT cho thực hiện tăng trưởng xanh tốt nhất thế giới

- Mở ra một kỷ nguyên mới trong kỹ thuật giảm lượng CO2 bằng việc phát triển và phổ biến các thiết bị CNTT tiết kiệm điện, công nghệ cao, đồng thời đi đầu trong thị trường sản phẩm CNTT cho thực hiện tăng trưởng xanh trên phạm vi toàn thế giới.

- Dự kiến đến năm 2020, lượng tiêu thụ năng lượng giảm 20%, lượng khí thải thải ra giảm trên 2.050.000 tấn mỗi năm.

Nội dung phát triển:

- Hiệu quả cắt giảm năng lượng phải vượt các nước và thúc đẩy phát triển 3 sản phẩm CNTT có khả năng trở thành đứng đầu thị trường thế giới.

- Đẩy mạnh phát triển kỹ thuật PC hiệu suất cao, tiết kiệm điện (PC tiết kiệm năng lượng thế hệ mới), Monitor, TV (dạng LED, màn hình tiết kiệm năng lượng thế hệ mới), máy chủ (SSD - Solide State Drive server).

- Đẩy mạnh việc đưa vào sử dụng, vận hành các thiết bị CNTT trong khu vực công cộng và các chế tài về văn hóa sử dụng.

- Đi đầu trong việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm CNTT cho thực hiện tăng trưởng xanh về 4 lĩnh vực kỹ thuật hàng đầu và 5 lĩnh vực kỹ thuật cạnh tranh.

RFID/USN, U-HOME.

+ 5 lĩnh vực cạnh tranh gồm: giảm năng lượng CNTT, tiêu chuẩn hệ thống kiểm soát năng lượng, tiêu chuẩn thông tin và truyền thông IPTV tiết kiệm năng lượng, chỉ số xanh và chuẩn CNTT liên quan tới xây dựng các tịa nhà thơng minh, tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối các ngành cơng nghiệp.

* Thúc đẩy xanh hóa dịch vụ CNTT

- Đẩy mạnh tăng trưởng xanh của ngành công nghiệp dịch vụ tri thức bằng việc xanh hóa dịch vụ CNTT.

- Thực hiện xuất khẩu các mơ hình Trung tâm dữ liệu Internet (IDC - Internet Data Center) xanh, tăng 40% hiệu suất sử dụng điện thông qua việc phổ cập điện tốn đám mây, xanh hóa IDC.

Nội dung phát triển:

- Phát triển các kỹ thuật xanh hóa IDC.

- Chính phủ và các chính quyền địa phương hỗ trợ xanh hóa các IDC tư nhân và xanh hóa các trung tâm điện tốn.

- Tích cực thâm nhập thị trường nước ngồi thơng qua tiêu chuẩn hóa và chứng nhận IDC.

- Phát triển kỹ thuật điện toán đám mây với độ tin cậy cao.

- Mở rộng việc áp dụng dần dần dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ và cơng cộng.

- Thúc đẩy xanh hóa cơ sở hạ tầng mạng thông tin truyền thông.

- Thiết lập và thực hiện chính sách để tăng cường hiệu quả sử dụng mạng như sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông tin giữa các cơng ty.

* Xây dựng mạng an tồn nhanh hơn gấp 10 lần

- Phát triển kỹ thuật mũi nhọn và cơ cấu hệ thống mạng UBcN (Ultra Broadband convergence Network) nhanh hơn gấp 10 lần so với hiện nay.

- Nâng tốc độ mạng có dây từ 100Mbps lên 1Gbps, mạng không dây từ 1Mbps lên 10Mbps, tích hợp các mạng cảm biến riêng lẻ thành hạ tầng cảm biến tổng hợp.

- Cung cấp hạ tầng phục vụ các hội nghị truyền hình mang lại cảm xúc thật, trị liệu, giáo dục từ xa,…

- Chuẩn bị nền tảng để cung cấp dịch vụ chất lượng cao thông qua cấu trúc Giganet tiêu chuẩn tốt nhất thế giới.

- Nội địa hóa các trang thiết bị chủ yếu phục vụ truyền tải.

- Cung cấp nhiều cơ sở hạ tầng không dây như WiBro, 4G, mạng cảm biến,… - Khai thác, phổ biến dịch vụ WiBro để đẩy mạnh cấu trúc mạng không dây. - Chuẩn bị kết cấu cơ sở hạ tầng mạng cảm biến công cộng.

- Đẩy mạnh hệ thống bảo mật thông tin xanh, hệ thống bảo mật thơng tin mạng cảm biến, bảo mật máy tính điện tốn đám mây.

2.5.1.2. Giảm khí thải trong các ngành kinh tế, xã hội * Chuyển sang môi trường làm việc ít khí thải với CNTT

- Xây dựng mơi trường làm việc xanh ít khí thải bằng việc cung cấp hệ thống quản lí năng lượng và thay đổi phương cách làm việc.

- Hình thành mơi trường hợp tác làm việc từ xa, tối thiểu hóa sản xuất tài liệu giấy: giảm 3,15 triệu tấn CO2.

- Mở rộng hệ thống quản lí năng lượng tịa nhà: giảm 20% lượng năng lượng tiêu thụ.

Nội dung phát triển:

- Chú trọng mở rộng hội nghị truyền hình/hợp tác làm việc từ xa:

+ Mở rộng từng bước việc tiếp cận phong cách hợp tác làm việc từ xa cho cơ quan nhà nước: Tỉ lệ làm việc từ xa tăng từ 2,4% năm 2009 lên 30% năm 2020.

+ Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng cho hệ thống hợp tác làm việc từ xa trong các tịa nhà cơng cộng mới.

+ Phát triển kỹ thuật hỗ trợ làm việc từ xa: Thiết bị liên lạc tích hợp UC, giải pháp hợp tác từ xa,…

- Cung cấp mơi trường làm việc khơng có khí thải thơng qua việc xây dựng các trung tâm làm việc thơng minh mang tính tồn quốc.

- Nghiên cứu, hình thành việc đi làm khơng có khí thải bằng xây dựng các khu vực dành cho người đi bộ và xe đạp.

- Mở rộng môi trường làm việc trong đó tồn bộ quy trình xử lí cơng việc được tin học hóa.

+ Mở rộng việc dùng các thiết bị có thể di động như netbook, e–paper với cảm giác thật,… và phát triển các giải pháp có chức năng ghi nhớ memo.

+ Hạn chế tối đa bảo quản tài liệu giấy, đẩy mạnh lưu thông, bảo quản tài liệu điện tử.

+ Tăng tỉ lệ xử lí trực tuyến các cơng việc hành chính và dân sự. - Cung cấp, nhân rộng hệ thống quản lí năng lượng tịa nhà. Mở rộng ưu đãi thuế đối với các tòa nhà cắt giảm năng lượng.

* Thực hiện cách mạng cuộc sống xanh với CNTT

- “Xanh” hóa tồn bộ cuộc sống như quản lí giáo dục, y tế, văn hóa, hộ khẩu,… bằng việc tối ưu hóa cơng cụ CNTT.

- Giáo dục từ xa giảm phí giáo dục 10%, giảm 30% số lần vào khám bệnh tại các cơ quan y tế vào năm 2020.

- Giảm 20% rác thức ăn thừa, tăng 20% hiệu suất sử dụng năng lượng tại các khu nhà ở xây mới.

Nội dung phát triển:

- Chú trọng thành lập lớp học thân thiện mơi trường

+ Sau khi phát triển mơ hình lớp học tiêu chuẩn thân thiện môi trường với bảng điện tử, nhân rộng mơ hình từng bước tới các trường nơng thơn, các trường ở làng đánh cá cịn lạc hậu vào năm 2020, áp dụng giáo trình kỹ thuật số,…

+ Hình thành mơi trường sử dụng các dịch vụ giáo dục theo mơ hình phù hợp và mang tính trực quan cao thơng qua IPTV.

- Phát triển Hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng qua IPTV (truyền hình trực tuyến) để quản lý các bệnh mãn tính, bệnh thơng thường.

- Xây dựng và cung cấp nội dung trải nghiệm ảo như thể thao, du lịch, viện bảo tàng, viện mỹ thuật với cảm nhận thật dựa trên hiện thực giả

+ Phát triển kỹ thuật mũi nhọn về hiện thực ảo cho thế hệ tiếp theo để triển khai cung cấp dịch vụ trong không gian ảo về các lĩnh vực gần gũi với đời sống người dân.

+ Để người tàn tật, những người có hồn cảnh khó khăn,… có thể tiếp cận được với nội dung văn hóa một cách tiện lợi thì phải ưu tiên áp dụng trước và dần dần mở rộng dịch vụ sang các đối tượng người bình thường.

- Xây dựng Hệ thống quản lý rác thải thức ăn dùng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - Nhận dạng tần số vô tuyến) để quản lý một cách có hệ thống và giảm thiểu lượng rác thải thức ăn. Bằng việc gắn thẻ RFID vào thùng chứa

rác thải thức ăn có thể giảm thiểu lượng khí thải và thực hiện nộp phí phụ trội một cách hợp lý theo khối lượng rác phát sinh.

- Phổ cập và phát triển hệ thống quản lý năng lượng (HEMS) cho nhà ở.

+ Kiểm chứng tính năng và phát triển HEMS dựa trên kỹ thuật của hệ thống quản lý năng lượng cho tòa nhà (BEMS).

+ Xúc tiến phổ cập cho 300.000 hộ gia đình vào năm 2013 và ưu tiên áp dụng cho các căn hộ có cấu trúc mới.

* Xanh hóa việc sản xuất cùng với CNTT

- Tiếp cận kỹ thuật CNTT trong các ngành sản xuất và trong các khu công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng xanh giảm thiểu khí thải

- Giảm 68,5 triệu tấn khí thải, tăng 8% hiệu quả trong sử dụng năng lượng bằng cách hỗ trợ quản lý xanh và xanh hóa quản lý sản xuất dựa trên CNTT.

Nội dung phát triển:

- Xanh hóa quy trình sản xuất thơng qua sử dụng CNTT

+ Thực hiện kiểm tra từ xa và quản lý năng lượng, trang thiết bị sản xuất dựa trên kỹ thuật mũi nhọn FEMS (Factory Energy Management System).

+ Phát triển, phổ cập “Hệ thống quản lý vịng đời và quy trình sản xuất” để quản lý theo chu kỳ quá trình chế tạo dựa trên kỹ thuật CNTT.

- Quản lý và điều chỉnh các cụm công nghiệp xanh sử dụng kỹ thuật mới của CNTT.

+ Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở để quản lý rác thải của ngành công nghiệp chế tạo.

+ Xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin đánh giá tái chế tài nguyên, hệ thống phân tích lưu lượng vật liệu (Meterial Flow Analysis System).

* Chuyển đổi sang hệ thống giao thông xanh và lưu thơng hàng hóa thơng minh, thân thiện môi trường

- Xây dựng hệ thống giao thông xanh, lưu thơng hàng hóa thơng minh, thân thiện mơi trường.

- Giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và giảm 1,72 triệu tấn khí thải CO2.

Nội dung phát triển:

- Giảm số lượng xe không dùng đến, giảm tắc nghẽn giao thông bằng việc mở rộng đường và cao tốc hóa có sử dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS).

- Liên kết, tổng hợp thông tin vận tải và tăng cường vận tải thông minh + Ứng dụng hệ thống xử lý vận tải trong bến cảng.

+ Cài đặt RFID trên tàu thuyền và các loại xe, xây dựng hệ thống quản lý và xử lý xe chở hàng xuất nhập khẩu thời gian thực.

- Xây dựng hệ thống ga đường sắt thông minh (IRT) sử dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực xử lý vận tải đường sắt.

- Liên kết thông tin vận tải theo từng loại hình vận tải như hải cảng, hàng không, xuất bến, đường sắt, đường bộ… Xây dựng cơ sở dữ liệu (DB - Data Base) thông tin tổng hợp mạng lưới vận tải quốc gia.

- Xây dựng cơ sở hệ thống giao thông xanh sử dụng kỹ thuật CNTT

- Sử dụng kỹ thuật CNTT và xe đạp công cộng, xây dựng hệ thống vận hành xe đạp cơng cộng có khả năng chứng nhận/chấp thuận.

- Xúc tiến liên kết giữa xe đạp với hệ thống thông tin công nghệ cao trong giao thông công cộng (xe bus, tàu điện ngầm).

* Xây dựng hạ tầng hệ thống cấp điện thông minh

- Xây dựng cơ sở hệ thống điện thông minh.

- Giảm 6% lượng tiêu thụ năng lượng điện cho quốc gia, chiếm lĩnh thị trường Smart Grid thế giới.

Nội dung thực hiện:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới điện thông minh.

- Nghiên cứu phát triển các dịch vụ kiểm sốt điện và màn hình hiển thị thân thiện với người sử dụng điện thoại di động.

- Phát triển dịch vụ ứng dụng và kiểm soát máy điện cũng như thiết bị điều khiển dụng cụ điện.

- Phát triển phương pháp giao dịch mua bán điện thời gian thực thông minh và các tiêu chuẩn như PLC, SUN (Smart Utility Network) trên toàn cầu.

* Xây dựng hệ thống ứng phó với thiên tai, cập nhật và giám sát môi trường thông minh

- Xây dựng hệ thống dự báo thiên tai có gây ra khí CO2 với quy mơ lớn và dự

báo sự biến đổi khí hậu thơng qua giám sát mơi trường toàn diện, tổng hợp. - Rút ngắn thời gian chữa cháy khẩn cấp từ 8 phút xuống còn 5 phút.

- Xây dựng hệ thống giám sát môi trường thời gian thực thông minh quy mô quốc gia.

- Xây dựng hệ thống kỹ thuật truyền thơng tin thăm dị sinh thái mơi trường thông minh và xây dựng hệ thống điều khiển tổng hợp về ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nguồn nước, đất.

- Xây dựng hệ thống dự phòng và hệ thống giám sát biến đổi khí hậu mang tính tồn cầu.

- Xây dựng mơ hình dự phịng tổng hợp mơi trường khơng khí, khí hậu và đẩy mạnh dự báo biến đổi khí hậu đang đe dọa hành tinh.

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ quản lý giảm lượng khí thải CO2.

- Xây dựng hệ thống quản lý tiêu chuẩn lượng khí thải CO2 để giảm thiểu khí

thải CO2 tại các khu vực công cộng và hệ thống hỗ trợ nhằm quản lý lượng khí thải

CO2 do các nhà máy công nghiệp vừa và nhỏ gây nên.

- Xây dựng hệ thống thông báo 119 tự động phát hiện hỏa hoạn sử dụng mạng cảm biến.

- Xây dựng hệ thống quản lý an toàn những chất nguy hiểm và thơng tin khơng gian nhằm ứng phó hỏa hoạn.

- Xây dựng hệ thống quản lý an toàn xe chở chất nguy hiểm và hệ thống giám sát những nơi có chất nguy hiểm.

- Xây dựng hệ thống quản lý về cháy rừng một cách toàn diện.

2.5.1.3. Hiệu quả cắt giảm khí thải CO2 qua ứng dụng CNTT của Hàn Quốc

Năm 2008, lượng cắt giảm khí thải của 21 ứng dụng đạt 14.674.917 tấn CO2,

chiếm 2,33% so với 688.400.000 tấn CO2 - chỉ số tính tốn tổng lượng khí nóng thải ra

trên tồn Hàn Quốc. Nếu ứng dụng CNTT được phổ biến rộng rãi thì khả năng cắt

giảm khí thải CO2 sẽ tăng 32.380.160 tấn - CO2 (5,02%) vào năm 2010, và sẽ lên tới

54.284.562 tấn – CO2 (8,42%) vào năm 2012. Nếu đẩy mạnh, xúc tiến các chính sách tích cực, phổ biến những ứng dụng quan trọng như hội nghị trực tuyến, làm việc từ xa, ITS, BEMS/HEMS… thì tới năm 2012, có thể giảm lượng CO2 thoát ra trên 10% so

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực hiện tăng trưởng xanh ở việt nam thông qua công nghệ thông tin (Trang 62 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)