Góc cầu tiểu não trái và các thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u thần kinh thính giác và đánh giá kết quả phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ (Trang 25 - 28)

1.3. BỆNH HỌC U THẦN KINH THÍNH GIÁC 1.3.1. Dịch tễ học

U TKTG chiếm khoảng 6-8% các khối u nội sọ nhưng là loại u hay gặp nhất của GCTN với tỷ lệ trên 80%. Đa số các trường hợp (95%) là khối u ở một bên, thường được phát hiện ở tuổi trung niên (trung bình 50 tuổi). Khoảng 5% là u ở hai bên nằm trong hội chứng di truyền u xơ thần kinh loại 2 (Neurofibromatosis type 2 - NF2) thường gặp ở độ tuổi trẻ hơn (trung bình 31 tuổi) [43].

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ u TKTG được phát hiện mới trên lâm sàng là khoảng 10-13/1.000.000 người/năm, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ người có khối u được ghi nhận qua phẫu tích xác là 0,8-1,7%, ở phim chụp CHT sọ não là 0,07%. Tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ xấp xỉ 1/1. Bệnh gặp nhiều ở người da trắng hơn các chủng tộc khác [44],[45].

Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu cho thấy u TKTG chiếm khoảng 61-67,3% các khối u ở vùng GCTN [20],[46].

12

1.3.2. Bệnh sinh

Bản chất u TKTG là u tế bào schwann lành tính, đa số xuất phát từ các dây TK tiền đình trên và dưới, chỉ có một số ít trường hợp (dưới 5%) từ dây TK ốc tai [1],[2],[47]. Khối u thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa tế bào schwann và tế bào thần kinh đệm ít nhánh (vùng Obersteiner-Redlich) hoặc ở hạch tiền đình, do ở các vùng này có mật độ tập trung tế bào schwann rất cao [47],[48].

Nghiên cứu cho thấy sự phát sinh u TKTG có liên quan đến đột biến gen NF2. Đây là gen nằm trên nhánh dài ở vị trí 12 của nhiễm sắc thể số 22 (22q12), mã hố cho một protein có 587 amino acid gọi là schwannomin (merlin) có nhiệm vụ điều hồ sự phân chia của tế bào schwann [47]. Khi cả hai alen của gen này bị bất hoạt, thiếu hụt merlin dẫn đến tăng trưởng không kiểm sốt các tế bào schwann và hình thành khối u TKTG [43],[49],[50].

Trong u TKTG còn phát hiện thấy nhiều biến đổi sinh hoá khác nhau như tăng mức độ biểu hiện của mRNA mã hoá cho yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (fibroblast growth factor - FGF) là một tác nhân kích thích phân bào mạnh; yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (platelet-derived growth factor - PDGF) là một polypeptide được mã hoá bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể 22 gần vị trí gen NF2 [43]. Yếu tố tăng sinh nội mạch (vascular endothelial growth factor - VEGF) làm nhiệm vụ điều hoà tăng sinh mạch máu và tính thấm thành mạch, hoạt động thông qua tương tác với thụ thể VEGFR1 và VEGFR2 cũng tăng theo tốc độ phát triển khối u [49].

Vai trò của nội tiết trong u TKTG đã được một vài nghiên cứu đề cập đến do ở nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và thời điểm khởi phát bệnh sớm hơn so với nam giới. Mặc dù cơ chế chưa được làm sáng tỏ, các hormon sinh dục oestrogen và progesterone được cho là có tác dụng kích thích biểu mơ nội mạch và thúc đẩy khối u phát triển [43].

13

1.3.3. Mô bệnh học

1.3.3.1. Đại thể

− U màu vàng nhạt hoặc xám hồng, bề mặt nhẵn, khơng có vỏ thực sự, mật độ chắc như cao su, bề mặt có nhiều mạch máu hơn vùng trung tâm [43]. − Khối u to thường xen kẽ những vùng có mật độ đặc với vùng thoái hoá

nang hoặc chảy máu trong u.

1.3.3.2. Vi thể

− Có hai dạng mơ học: Antoni A đặc trưng bởi những khối tế bào hình thoi dài tạo thành các bó bện xoắn với nhau và Antoni B gồm các tế bào trịn nhỏ kích thước khác nhau, ngun sinh chất khơng rõ ràng, có thối hố vi nang trong chất nền. Trong một khối u thường có sự kết hợp của cả hai dạng mô học này, tuy nhiên khối u nhỏ hay gặp dạng Antoni A, còn khối u lớn hay gặp dạng Antoni B [43].

− Trong dạng mô học Antoni A, một số bệnh phẩm còn gặp thể Verocay đặc trưng bởi các đám tập trung nhiều nhân tế bào xếp song song hình dậu bao quanh bởi những vùng nghèo nhân tế bào [47],[51].

− Đối với những trường hợp nghi ngờ, kết quả nhuộm hố mơ miễn dịch peroxidase dương tính với dấu ấn S-100 hoặc soi dưới kính hiển vi điện tử phát hiện màng đáy điển hình sẽ giúp khẳng định khối u có nguồn gốc tế bào schwann [43].

Hình 1.7. Hình ảnh vi thể u TKTG [52].

14

1.3.4. Đặc điểm phát triển khối u

U TKTG là loại u phát triển chậm, đường kính tăng trung bình 1,42 mm/năm do tỷ lệ tế bào u có hoạt động phân bào chỉ chiếm 0,36-3,15%. Khối u to nhanh (> 2 mm/năm) chỉ gặp ở 2%, có thể do tỷ lệ tế bào phân chia cao, thoái hoá dạng nang hoặc chảy máu trong u. Đặc biệt có khoảng 4-22% u tự thối triển theo thời gian [53],[54].

Theo dõi định kì bằng chụp CHT sọ não cho thấy 19% các khối u còn khu trú trong ống tai trong phát triển về phía GCTN, nhưng khi đã vào GCTN thì 29-54% u phát triển. Như vậy, tại thời điểm chẩn đoán, nếu khối u đã ra GCTN thì khả năng u to lên sẽ cao hơn những trường hợp u còn khu trú trong ống tai trong. Tuy nhiên tốc độ này rất thay đổi, vì vậy khơng thể dự đốn trên lâm sàng về sự phát triển khối u được [55],[56],[57].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u thần kinh thính giác và đánh giá kết quả phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ (Trang 25 - 28)