Ma trận SWOT của Vinamilk
Nguồn: Tự tổng hợp
Với vị thế là người dẫn đầu ngành sữa Việt Nam, Vinamilk nên lựa chọn những chiến lược tích cực, có tính cạnh tranh cao như chiến lược SO và chiến lược ST. Tuy nhiên cũng cần củng cố thêm các chiến lược WO nhằm khắc phục những yếu kém trong khâu marketing, quảng cáo, đặc biệt đối với mặt hàng sữa bột có giá cả cạnh tranh của công ty này.
Đối với sản phẩm sữa nước
Định hướng chiến lược cạnh tranh của mặt hàng sữa nước – lựa chọn S-T
Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống công ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)
Nguồn: Tự tổng hợp và phân tích
Sữa nước là một mặt hàng thế mạnh của Vinamilk với thị phần khống chế và có đà tăng trưởng cao. Vì thế, để có thể hoàn toàn chiếm lĩnh hoặc cạnh tranh tốt với Dutch Lady trên thị trường này, việc đầu tiên cần chú ý tới là khác biệt hóa sản phẩm sữa nước của Vinamilk.
Trong khác biệt hóa sản phẩm, cần chú trọng chủ yếu tới chất lượng sản phẩm như máy móc công nghệ, nguồn sữa nguyên liệu, phát triển sản phẩm mới.
Đối với việc đầu tư máy móc công nghệ, công ty nên tập trung vào mặt hàng sữa nước tiệt trùng (UTH) với giá trị gia tăng cao và đang ngày càng được ưa chuộng tại những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Vinamilk cần tập trung đầu tư thêm về công nghệ này, đặc biệt là những kỹ thuật trong bảo quản nguồn sữa nguyên liệu (từ hộ nông dân tới điểm trung chuyển và về tới nhà máy) cũng như quy trình xử lý sữa trên thực tế.
Đối với nguồn sữa nguyên liệu, quan trọng nhất là đảm bảo đủ nguồn cung cấp nguyên liệu trong và ngoài nước, ổn định giá cả và chất lượng. Muốn vậy, Vinamilk cần thực hiện song song những vấn đề sau:
- Xây dựng vùng nguyên liệu chính tại Việt Nam, tiếp tục mở rộng nguồn nguyên liệu tại
chỗ cho nhà máy ở New Zealand.
- Áp dụng quy chuẩn chung trong chăn nuôi bò sữa và bảo quản nguồn nguyên liệu của
mình
- Đối với nguyên liệu sữa thu mua của nông dân trong nước, cần có những chương trình đạo
tạo cam kết và hỗ trợ hợp lý cho nông dân, Vinamilk cần tham khảo giá thu mua và hỗ trợ của Dutch Lady nhằm củng cố nguồn nguyên liệu trong nước, giảm biến động và sự phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhập khẩu
So sánh giá thu mua sữa nguyên liệu trong nước của Vinamilk và Dutch Lady
Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống công ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)
Hãng Giá mua sữa nguyên liệu Thưởng và hỗ trợ cho nông dân
Vinamilk 5.650 -7.130 đồng/kg 200 đ/kg
Dutch Lady 7.430- 7.560 đồng/kg 300 đ/kg
Nguồn: Tổng hợp từ Vinamilk và Dutch Lady
- Về chất lượng, cần áp dụng chặt chẽ quy trình sản xuất chất lượng như TQM, hay các quy
chuẩn ISO 9001, 20002 và HACCP vào sản xuất
- Về mẫu mã, bao bì cần đảm bảo chất lượng bảo quản (bao bì phải đủ 6 lớp): Cấu tạo của
bao bì giấy tiệt trùng gồm 6 lớp nguyên liệu đa dạng, kết hợp các đặc tính tốt nhất của giấy, nhôm và nhựa giúp các sản phẩm dạng lỏng không bị ảnh hưởng bởi các tác động của ánh sáng, độ ẩm, quá trình oxy hóa.
Đối với sản phẩm sữa bột
Định hướng cạnh tranh cho mặt hàng sữa bột so với các đối thủ nước ngoài – chiến lược SO và WO
Nguồn: Tự tổng hợp và phân tích
- Đối với các sản phẩm sữa bột, Vinamilk cần có chiến lược chi phí thấp để mở rộng thị
trường trong nước, trong đó chú trọng tới thị trường tại các vùng ven thành thị, nơi mà mức sống ở mức trung bình và Vinamilk có lợi thế hơn các đối thủ nước ngoài về kênh phân phối.
- Một trong những lợi thế của các doanh nghiệp kinh doanh sữa nhập khẩu tại thị trường
Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài chưa bị khống chế về chi phí quảng cáo như các doanh nghiệp sữa trong nước. Vì vậy, việc đầu tư ồ ạt vào các chiến dịch marketing, quảng cáo cộng với tâm lý sính ngoại của người dân Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài đang khống chế thị phần sữa bột công thức. Mặc dù là sản phẩm tương đương về
Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống công ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)
chất lượng nhưng những quảng cáo thổi phồng công dụng của sữa ngoại đã khiến cho người tiêu dùng trong nước bị lầm tưởng. Vì vậy, một mặt Vinamilk cần liên kết với các doanh nghiệp sữa trong nước khác đề nghị bộ công thương, bộ y tế, bộ thông tin và truyền thông kết hợp với các cơ quan chính phủ vào cuộc trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm sữa ngoại và nội dung quảng cáo. Bên cạnh đó cũng cần khống chế chi phí quảng cáo của những hãng sữa bột chiếm thị phần khống chế, cần có chế tài tài chính chặt chẽ để chống việc “làm giá” sữa ngoại tại Việt Nam như hiện nay.
- Để nâng cao mức tiêu dùng của người Việt đối với sản phẩm sữa bột, cần đẩy mạnh các
phong trào tuyên truyền “người Việt dùng hàng Việt”. Bên cạnh đó, công ty cũng cần đẩy mạnh phân phối thông qua các kênh gián tiếp như siêu thị, bệnh viện sản…