VINAMILK GIAI ĐOẠN 2011- 2016
3.1. Sự tương thích giữa tầm nhìn, sứ mệnh với chiến lược kinh doanh hiện tại của Vinamilk của Vinamilk
Tầm nhìn và chiến lược kinh doanh
Dựa vào tầm nhìn chung, Vinamilk đã thực hiện những chiến lược quản trị và kinh doanh phù hợp với mục tiêu đề ra. Trong đó cần nói tới những việc mà công ty đã đạt được như:
- Đầu tư công nghệ và phát triển mặt hàng: Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám
đốc Vinamilk cho biết, thành lập từ năm 1976 đến nay Vinamilk đã có gần 35 năm phát triển và xây dựng thương hiệu. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối và sản phẩm. Đến nay Vinamilk có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa
- Đầu tư xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường: Năm 2010, sản lượng của Vinamilk
tăng tới 35%., doanh thu đạt hơn 16,000 tỷ đồng. Đạt được điều này là nhờ Vinamilk áp dụng biện pháp cải tổ kinh doanh, sắp xếp lại thị trường. Yếu tố giúp cho Vinamilk thành công là chiến lược kinh doanh phủ đều và kiểm soát được điểm bán lẻ. Không chỉ dừng ở thị trường trong nước, Vinamilk còn vươn thị trường nước ngoài, trong đó có những thị trường khó tính như: Mỹ, Australia, Campuchia, Lào, Philipinnes, Khu vực Trung Đông... Vinamilk hiện là một trong những công ty cổ phần làm ăn hiệu quả nhất, nắm gần 40% thị phần của thị trường sữa tại Việt Nam.
- Đầu tư vào con người: Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk - cho chúng tôi biết:
“Hiện Vinamilk vẫn liên tục củng cố về nhiều mặt, tập trung đầu tư về chiều sâu, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ kế thừa. Tôi cho rằng, trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cho dù anh có công nghệ tiên tiến, hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại đến đâu chăng nữa thì cũng cần phải có con người biết sử dụng và vận hành nó”. Ngoài việc chăm lo nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong công ty, Vinamilk rất chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho từng bộ phận, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về môi trường làm việc cho nhân viên từ văn phòng đến nhà máy nhằm phát huy một cách tốt nhất năng lực làm việc của từng thành viên.
- Hướng về cộng đồng: Trong nhiều năm qua, Vinamilk luôn được biết đến là DN hàng đầu
hướng về cộng đồng cùng các hoạt động từ thiện xã hội. Mới đây, Vinamilk đã tổ chức 35
Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống công ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)
đoàn trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và trao quà cho người dân 5 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng bởi lũ lụt với tổng số tiền 1,7 tỷ đồng (trước đó Vinamilk cũng hỗ trợ khẩn cấp người dân vùng lũ 100 triệu đồng). Số tiền và hàng hoá này do hơn 4.000 cán bộ công nhân viên Vinamilk trên khắp cả nước tham gia đóng góp. Đoàn công tác của Vinamilk đã vào các huyện vùng sâu, xa như Can Lộc, Hương Khê (Hà Tĩnh), Minh Hoá, Bố Trạch (Quảng Bình)…để trao quà trực tiếp. Ngoài ra, công ty còn có nhiều hành động thiết thực và những sự ủng hộ quý báu khác đối với nhân dân cả nước.
Sứ mệnh và vai trò đầu đàn của Vinamilk
Theo ý kiến của một chuyên gia trong ngành nhận xét: “Vinamilk được coi là đầu đàn của ngành sản xuất sữa Việt Nam, nhưng bao lâu nay các chương trình của Vinamilk chưa kết hợp với các đơn vị trong nước, chưa tạo vị thể dẫn dắt cho các công ty sản xuất sữa nhỏ khác”.
Đây chính là điểm thiếu sót trong công tác quản trị của Vinamilk trong thời gian qua. Hội nhập ngày càng sâu, đối thủ ngày càng mạnh, một công ty sữa với thương hiệu mạnh như Vinamlik,với số vốn hơn một nữa là của nhà nước thì công ty phải dẫn dắt cho các công ty sữa nhỏ Việt nam cùng góp sức chung tay trong quá trình hội nhập chứ không “phải phần ai nấy lo” và trong tương lai một khi mà chúng ta hôi nhập càng sâu công ty vinamilk nên có những sự hợp tác với các công ty nhỏ Việt nam tạo một vòng liên kết để giử lấy thị trường sữa việt nam vốn có nhiều tiềm năng này đúng vị thế của một “anh cả”.
Mặt dầu Vinamilk có những sản phẩm tốt, thậm chí có những thương hiệu mạnh, nhưng khâu marketing yếu, dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người tiêu dùng về những điểm mạnh của công ty. Tuy trong các sản phẩm có lượng sữa tươi chiếm 70% - 99%, nhưng do chưa biết cách khai thác thương hiệu nên Vinamilk chưa có một thông điệp nào để người tiêu dùng hiểu sự khác biệt của sữa tươi so với sữa hoàn nguyên, sữa tiệt trùng.các công ty nước ngoài họ rất mạnh về vấn đề marketing cho sản phẩm,phần lớn doanh thu của họ là đầu tư cho lỉnh vực này và cả lỉnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm. đặc biệt người dân việt nam rất hay bị ảnh hưởng tâm lý và các công ty nước ngoài họ đã thắng chúng ta ở điểm ấy khi vào việt nam họ đã có những chiến dịch marketing rất mạnh và tạo sự thu hút của người tiêu dùng việt nam khiến người tiêu dùng việt nam mỗi khi mua hàng thì ấn tượng hàng của họ luôn thu hút.trong khi ấy mặt hàng của chúng ta không thua kém gì hàng của họ nhưng công ty lại không thể hiện được điều ấy cho người tiêu dùng thấy ,công ty muốn tạo được một vị thế chiếm được thị phần hãy
Xây dựng chiến lược kinh doanh – nghiên cứu tình huống công ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011 – 2016)
mang lại cho người tiêu dùng những ấn tượng mới thể hiện được thương hiệu chất lượng của hàng việt không thua kém gì hàng nước ngoài hãy đưa ra những chiến lược marketing mạnh tạo ấn tượng thay đổi tâm lý người tiêu dùng