Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kỹ thuật sấy mực ống (Trang 34 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.3. Tình hình nghiên cứu trong, ngồi nước về sấy hải sản và hệ thống sấy hồng

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam là nước có nền nơng nghiệp phát triển, sản lượng các loại sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng xuất khẩu rất lớn. Vì vậy, nhu cầu nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ vào trong chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp là rất lớn. Trong các nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật sấy để bảo quản sản phẩm, ngoài các phương pháp truyền thống như phơi nắng, sấy đối lưu khơng khí nóng mà gần đây là sấy sử dụng bơm nhiệt thì phương pháp sấy dùng bơm nhiệt có kết hợp bức xạ hồng ngoại đang dần trở nên phổ biến nhờ tính ưu việt về chất lượng sản phẩm cũng như

chi phí cho QTS.

Nguyễn Thị Bích Thủy (2001) thực hiện nghiên cứu QTS khô một số nguyên liệu nơng sản có độ ẩm cao bằng bức xạ hồng ngoại. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được chế độ sấy tối ưu bằng máy sấy băng chuyền dùng đèn hồng ngoại với vật liệu thóc, lạc như sau: Vận tốc băng tải: 7 mm/s, khoảng cách bức xạ là 45 cm, quá trình ủ ẩm: 3 phút.

Tại trường Đại học Thủy sản – Nha Trang, tác giả Đào Trọng Hiếu (2004) đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ gốm bức xạ hồng ngoại ở giải tần số hẹp chọn lọc kết hợp với khơng khí có nhiệt độ thấp để sấy cá cơm săng. Kết quả nghiên cứu xác định được chế độ tối ưu, đó là: Nhiệt độ khơng khí trong buồng sấy 45oC, vận tốc TNS 1,2 m/s, khoảng cách từ nguồn bức xạ tới nguyên liệu là 7 cm.

Trần Đại Tiến (2007) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của một số chế độ sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy bơm nhiệt đến chất lượng mực ống khô lột da. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng mực ống khô được sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với bơm nhiệt tốt hơn so với phương pháp sấy bức xạ - đối lưu. Chế độ sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh thích hợp nhất: Nhiệt độ sấy 35°C ± 1°C, vận tốc TNS 2 m/s ± 0,1 m/s, khoảng cách từ đèn bức xạ tới bề mặt mực là 40 cm.

Ngô Đăng Nghĩa cùng các cộng sự (2007) đã nghiên cứu sấy mực ống lột da bằng thiết bị sấy gồm bức xạ hồng ngoại kết hợp khơng khí có nhiệt độ thấp cho kết quả cho thấy thời gian sấy 10 ÷ 12 giờ, màu sắc trắng trong, khơ đều, phẳng, hầu như khơng có nấm mốc, hàm lượng NH3 sau khi sấy tăng lên không đáng kể so với trước khi sấy.

Lê Thị Đoan Thủy (2012), nghiên cứu chế độ sấy hành lá bằng phương pháp bơm nhiệt kết hợp bức xạ hồng ngoại cho thấy phương pháp sấy này giúp giảm thời gian sấy nhờ việc tăng q trình khuếch tán từ đó giữ được hàm lượng vitamin cao, màu sắc tự nhiên của ngun liệu ít bị biến đổi, duy trì được mùi thơm đặc trưng khi ở cùng điều kiện sấy so với mẫu sấy lạnh. Sự kết hợp giữa sấy bức xạ hồng ngoại và

bơm nhiệt tạo ra một phương pháp sấy hiệu quả đối với nguyên liệu có bề dày nhỏ, giúp khai thác triệt để ưu điểm của cả hai phương pháp.

Bùi Ngọc Hùng và ctv (2017), nghiên cứu sấy rong nho bằng các phương pháp sấy: khơng khí nóng, khơng khí nóng kết hợp hồng ngoại, bơm nhiệt, bơm nhiệt kết hợp hồng ngoại nhằm xác định phương pháp sấy và chế độ sấy phù hợp. Kết quả cho thấy thời gian khi sấy rong nho bằng phương pháp khơng khí nóng là dài nhất (80 phút); phương pháp bơm nhiệt kết hợp bức xạ hồng có thời gian sấy ngắn nhất (35 phút). Độ hồi ngun của mẫu rong sấy bằng khơng khí nóng kết hợp bức xạ hồng ngoại và bơm nhiệt kết hợp bức xạ hồng ngoại thì đạt 85,20% và 89,46%. Mẫu rong sấy bằng phương pháp bơm nhiệt có độ lệch màu thấp nhất (ΔE* = 4,9), trong khi mẫu rong nho sấy bằng phương pháp sấy khơng khí nóng có độ lệch màu lớn nhất (ΔE* = 6,5).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kỹ thuật sấy mực ống (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)