Thực trạng sấy mực ống tại các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kỹ thuật sấy mực ống (Trang 36 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.4. Thực trạng sấy mực ống tại các cơ sở sản xuất

1.4.1. Phương pháp phơi nắng

Hiện nay, phơi nắng (hình 1.4) là phương pháp làm khô mục phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Do sử dụng nguồn năng lượng trực tiếp từ bức xạ mặt trời nên phương pháp này có ưu điểm là đơn giản và chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, phương pháp này làm giảm chất lượng của sản phẩm vì một số nguyên nhân như: phụ thuộc vào thời tiết nên khơng chủ động trong sản xuất; khó kiểm sốt chế độ sấy, dễ nhiễm bụi bẩn do đó chất dinh dưỡng của mực sau khi phơi nắng không ổn định; tốn nhiều mặt bằng và nhân cơng, chất lượng khó đồng đều (Huỳnh Thị Kim Cúc, 2012).

1.4.2. Phương pháp sấy khơng khí nóng

Khơng khí nóng được gia nhiệt bằng than gỗ, khí đốt hoặc bằng hơi nước bão hịa. Phương pháp này có ưu điểm là mực được làm khô liên tục nên chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể so với phương pháp phơi nắng; cấu tạo đơn giản, hoạt động, vận hành dễ dàng, tiết kiệm thời gian và lao động. Tuy nhiên, ở Việt Nam độ ẩm của khơng khí khá cao, trung bình khoảng trên dưới 80% nên thường phải sấy ở nhiệt độ cao và thời gian sấy thường kéo dài nên hao hụt nhiều dinh dưỡng; màu sắc biến đổi, mất hương vị tự nhiên, sản phẩm bị biến dạng (cong, vênh…).

1.4.3. Phương pháp sấy bơm nhiệt

Hiện nay máy sấy bơm nhiệt được sử dụng khá phổ biến phù hợp với các sản phẩm nhạy cảm về nhiệt và những sản phẩm sấy khô cần ở nhiệt độ thấp, như sản phẩm hải sản, nấm….

Phương pháp sấy bơm nhiệt là phương pháp sử dụng thiết bị bơm nhiệt để tách ẩm cho TNS. TNS là khơng khí trước hết được đưa qua dàn bay hơi để tách ẩm bằng cách làm lạnh dưới nhiệt độ đọng sương sau đó tiếp tục được đưa đến dàn ngưng tụ và gia nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu sau đó TNS đi qua VLS.

Phương pháp sấy này có ưu điểm như: Đảm bảo vệ sinh, giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị của sản phẩm hơn so với phương pháp sấy không khí nóng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là do sấy ở nhiệt độ thấp nên thời gian sấy kéo dài do gradient nhiệt độ giữa TNS và VLS thấp.

1.4.4. Phương pháp sấy vi sóng

Thiết bị sấy vi sóng hoạt động theo nguyên tắc khi VLS được đặt trong trường điện từ thay đổi với tần số của vi sóng, làm cho các phần tử nước dao động. Sự dao động của các phân tử nước sẽ tạo ra va chạm và gây ra ma sát giữa các phần tử chuyển động, từ đó sinh ra nhiệt và làm nóng vật liệu.

Phương pháp sấy vi sóng có ưu điểm là thời gian làm nóng nhanh, giúp giảm thời gian sấy; thiết bị tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên có các mặt hạn chế như: sản phẩm sau khi sấy có độ cứng cao hơn so với các phương pháp sấy khác; vật tư thiết bị đắt tiền và khó thay thế và sửa chữa; chi phí đầu tư cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kỹ thuật sấy mực ống (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)