Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo hiếu trong phật giáo đến lối sống người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay (Trang 34 - 36)

3. Các công trình nghiên cứu về lối sống và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong

3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu

trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

Nghiên cứu về đồng bằng Bắc Bộ và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đƣợc đề cập trong các cơng trình nghiên cứu dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác. Cụ thể:

Năm 2000, trong sách Người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ [35], Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ấn hành, dƣới góc độ tiếp cận địa lý văn hóa, tác giả Diệp Đình Hoa tìm hiểu Ngƣời Việt cổ chiếm lĩnh Đồng bằng Bắc Bộ, cuộc sống tín ngƣỡng và tâm linh, mơi trƣờng nhân văn, văn hóa dân gian và văn hóa cách ứng xử của ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả cho rằng, “Đạo Phật ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có hơn 2000 năm lịch sử… đạo Phật khi vào nƣớc ta, cụ thể là vùng đồng bằng Bắc Bộ đã bị bản địa hóa, Việt Nam hóa. Với tính hịa tan, cƣ dân Đồng bằng Bắc Bộ đã biến một đạo ngoại lai thành một đạo bản địa, phù hợp với niềm tin và nhận thức của mình” [35, tr.375-376]. Xuất phát từ góc độ tiếp cận địa lý văn hóa nên cơng trình của diệp đình tác giả Hoa nghiêng về biểu hiện ảnh hƣởng của Phật giáo trong văn hóa. Phật giáo và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đề cập ở mức độ nhất định.

Năm 2002, cuốn Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay [84] của Trần Đăng Sinh đƣợc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành. Cuốn sách trình bày có hệ thống về nguồn gốc, bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ thực trạng việc thờ cúng tổ tiên diễn ra hiện nay, tác giả đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên trong nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả cho rằng, “đạo

Hiếu - đạo làm ngƣời có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong các nguyên tắc cách ứng xử của ngƣời Việt, thể hiện triết lý nhân sinh vừa dung dị, mang tính thực tiễn, tính phổ quát, vừa sâu sắc. Phụng dƣỡng ông bà, cha mẹ lúc sống, thờ phụng khi chết, khơng chỉ là tín ngƣỡng mà cịn là lẽ sống, đƣợc hình thành, bồi đắp qua bao thế hệ và trở thành mỹ tục, thuần phong, ăn sâu trong tiềm thức của mỗi ngƣời” [84,tr.132]. Nội dung cơng trình thiên về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, nên ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB khơng phải là hƣớng nghiên cứu chính.

Năm 2006, Viện nghiên cứu Tơn giáo và Tín ngƣỡng của Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện đề tài cấp bộ “Ảnh hưởng của

Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”

[16] do Phạm Văn Dần làm chủ nhiệm. Cơng trình đã phân tích thực trạng và nguyên nhân ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay và cho rằng, “mặc dù là một tôn giáo ngoại sinh, nhƣng vào nƣớc ta, Phật giáo đã nhanh chóng thấm sâu, có ảnh hƣởng to lớn đến ngƣời dân Việt Nam nói chung và nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.... Là ngƣời Việt Nam khơng thể khơng Hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của ngƣời dân vùng Đồng bằng Bắc bộ.... Đạo Hiếu đã thể hiện sinh động qua ca dao, dân ca Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này khơng phait tự nhiên mà có, mà chính là nhờ ảnh hƣởng của cả một nền giáo dục” [16, tr.84]. Trong tất cả những ảnh hƣởng lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là sự ảnh hƣởng của đạo Phật, một tơn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo Phật là đạo Hiếu.

Năm 2010, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội đã ấn hành cuốn Cơ

duyên tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay (qua một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ) của Vũ Minh Tuyên [106]. Cuốn sách đã làm sáng tỏ một cách toàn diện cơ duyên quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đặc biệt qua sáu tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ từ cơ duyên kinh tế - xã

hội đến cơ duyên nhận thức và cơ duyên tâm lý quy. Để làm rõ điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay, tác giả cũng khai thác khá nhiều ảnh hƣởng quan niệm đạo đức Phật giáo trong đó có đạo Hiếu đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán… của ngƣời Việt nói chung và ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Trên cơ sở đó, cuốn sách đƣa ra những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong xã hội hiện nay.

Ngoài những cơng trình nghiên cứu trên, cịn một số cơng trình có nội dung và hƣớng nghiên cứu liên quan đến ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay nhƣ Quản lý lễ hội

truyền thống của người Việt ở Châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay (2007),

luận án Tiến sĩ Văn hóa học của Bùi Hồi Sơn; Mấy vấn đề về tín ngưỡng, tơn

giáo khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay (2007) của Nguyễn Quốc Tuấn và

Nguyễn Ngọc Quỳnh đăng trên tạp chí nghiên cứu Tơn giáo, số 3; Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ

(2013) luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Hữu Thụ; Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội) (2016) luận án Tiến sĩ Triết học của Phan

Nhật Minh…

Những cơng trình đề cập ảnh hƣởng của Phật giáo nói chung và đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ở mức độ nhất định với những mục đích nghiên cứu khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó giúp tác giả của luận án có cái nhìn tồn diện hơn về thực trạng ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB và giải pháp để phát huy mặt tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo cho việc xây dựng và nâng cao lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo hiếu trong phật giáo đến lối sống người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)