Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo hiếu trong phật giáo đến lối sống người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay (Trang 36)

4.1. Những nội dung các cơng trình nghiên cứu đã đạt được

Thứ nhất, các cơng trình đi trƣớc đề cập một số nội dung cơ bản của đạo

hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam dƣới những góc độ khác nhau nhƣng ở mức độ khái quát, chƣa toàn diện, hệ thống về những ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống trong xã hội.

Thứ hai, các cơng trình đã chỉ ra vai trị của đạo Hiếu trong Phật giáo đến

lối sống ở Việt Nam và tính tất yếu phải kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế trong quan niệm về đạo Hiếu của Phật giáo đối với quá trình xây dựng xã hội mới ở nƣớc ta hiện nay.

Thứ ba, vấn đề ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã đƣợc đề cập nhƣng không nhiều và nằm rải rác trong các cơng trình nghiên cứu dƣới góc độ tiếp cận văn hóa mà Phật giáo có liên quan đến.

4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.

Thứ nhất, dựa trên những tài liệu từ những cơng trình đi trƣớc tác giả luận

án bƣớc đầu đƣa ra khái niệm đạo Hiếu trong Phật giáo nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu nội dung của nó.

Thứ hai, để hiểu toàn diện về đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó

đến lối sống của ngƣời Việt Nam, tác giả luận án cần phải nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực nhƣ triết học, sử học, văn học, tôn giáo học…

Thứ ba, vấn đề “ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của

ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” là một cơng trình mới, chƣa có một học giả nào chuyên sâu nghiên cứu nên đã tạo điều kiện cho tác giả luận án tiếp tục đào sâu nghiên cứu nhằm luận giải một cách khoa học về sự ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

Thứ tư, trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng, luận án đƣa ra những giải

pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay.

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG

BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY

1.1. Đạo Hiếu trong Phật giáo và Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB

1.1.1. Đạo Hiếu

Trong Hán Việt từ điển giản yếu, chữ Hiếu định nghĩa là “hết lòng thờ

cha mẹ” [2, tr.165], Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa tƣơng tự, “Đạo là

đƣờng lối, nguyên tắc mà con ngƣời có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội nhƣ Đạo làm ngƣời, Đạo vợ chồng, Ăn ở cho phải đạo”[116, tr.280]; Hiếu là “Lịng kính u và biết ơn cha mẹ” [116, tr.424].

Trong cuốn Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo của Thích Nhuận Đạt

dịch có bài Hiếu đạo vơ tận - Bồ tát Địa Tạng của pháp sƣ Văn Thù cho rằng: “Hiếu là Hiếu kính, Hiếu thuận, Hiếu dƣỡng; Đạo là lẽ tất nhiên, hoặc là con đƣờng nhất định phải đi qua. Hợp cả hai lại: Hiếu đạo là chánh đạo mà ngƣời con, ngƣời đệ tử đối với cha mẹ, sƣ trƣởng phải cung kính, thuận theo, cúng dƣờng và phụng dƣỡng” [22, tr.66].

Theo Việt Nam phong tục “Hiếu là biết kính trọng thƣơng mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dƣỡng cha mẹ” [7, tr.30]. Gốc của chữ Hiếu là Hán tự thuộc về bộ tử (vì Hiếu = tơn kính cha mẹ). Chữ Hiếu gồm hai phần: phần trên là chữ Khảo (già) bỏ bớt nét và phần dƣới là chữ Tử (con), Do vậy, có thể hiểu nôm na là kẻ làm con phải phụng sự cha mẹ chính là đạo Hiếu. Trong bài viết Đạo Hiếu - đạo làm người trong gia đình Việt Nam, Trần Đăng Sinh quan niệm, “Đạo Hiếu có thể hiểu là triết lý, lẽ sống, phƣơng châm cách ứng xử của con cái đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình” [82, tr.39].

Những định nghĩa trên cho thấy, tuy thời đại khác nhau nhƣng quan điểm cơ bản về đạo Hiếu là giống nhau nếu có khác nhau thì chỉ khác nhau quan điểm về cách thức báo hiếu vì đạo Hiếu là thuộc về ý thức tƣ tƣởng và cũng nhƣ các ý thức tƣ tƣởng khác, đạo Hiếu đều hình thành trên cơ sở kinh tế nhất định,

khi “thời đại khác nhau…, hoàn cảnh sinh hoạt về chính trị, kinh tế, và văn hóa cũng thay đổi. Tất cả đều ảnh hƣởng đến con ngƣời và biến đổi “đạo” làm ngƣời một cách tự giác hay không tự giác”, [37, tr.10].

Từ những quan điểm của các học giả cũng nhƣ thực tiễn cuộc sống, chúng tôi cho rằng, đạo Hiếu là quy tắc cách ứng xử mà nhờ đó con người tự giác

điều chỉnh hành vi của mình để báo đáp công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Đặc trƣng cơ bản của đạo Hiếu gồm: Thứ nhất, đạo Hiếu thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của con ngƣời; Thứ hai, đạo Hiếu phản ánh rõ nét trong mối quan hệ giữa con cái với ông bà, cha mẹ, tổ tiên; Thứ ba, nội dung của đạo

Hiếu ảnh hƣởng quyết định đến định hƣớng hành vi của mỗi cá nhân.

Đạo Hiếu có cấu trúc phức tạp và đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, đạo Hiếu có 3 yếu tố cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau đó là ý thức đạo Hiếu, hành vi đạo Hiếu, quan hệ đạo Hiếu.

Đạo Hiếu có nhiều chức năng, nhƣng nổi bật là chức năng giáo dục, chức năng nhận thức và chức năng điều chỉnh hành vi. Ba chức năng của đạo Hiếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều kiện cho sự vận hành chức năng khác trong đó chức năng điều chỉnh hành vi là chức năng quan trọng nhất.

Nhƣ vậy, đạo Hiếu là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức giúp con ngƣời nhận biết, phân biệt đƣợc những giá trị đúng – sai, tốt - xấu, thiện – ác trong việc lựa chọn, đánh giá các vấn đề xã hội, từ đó con ngƣời tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, hình thành quan điểm và nguyên tắc sống của bản thân trong mối quan hệ với bố mẹ, ông bà, tổ tiên...

1.1.2. Đạo Hiếu trong Phật giáo

1.1.2.1. Khái niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo

Phật giáo cũng nhƣ Nho giáo và đạo đức truyền thống đều coi trọng đạo Hiếu, coi đạo Hiếu là căn bản của đạo đức. Trong Hiếu kinh của Nho giáo nói

Hiếu vi tiên” (Trong trăm cái thiện, chữ Hiếu là đầu); trong kinh Nhẫn nhục

của Phật giáo cũng cho rằng “Cái thiện tột cùng khơng gì lớn hơn Hiếu, cái ác

tột cùng khơng gì hơn bất Hiếu”.

Đạo Hiếu trong Phật giáo trƣớc hết là sự biết ơn và báo đáp công ơn to lớn của cha mẹ. Trong kinh Đại bảo tích, đức Phật khuyên các đệ tử: “Các ông thƣờng phải hiếu dƣỡng cha mẹ”. Trong kinh Tâm địa quán, đức Phật nói “cha có từ ân, mẹ có bi ân, Ân của từ phụ cao nhƣ núi, ân của bi mẫu sâu nhƣ biển lớn” [139], lại nói “ở trong thế gian, cái gì là q nhất? Bi mẫu cịn sống gọi là q nhất. Cái gì là nghèo nhất? Bi mẫu mất đi là nghèo nhất. Lúc bi mẫu còn sống là trăng sáng, khi bi mẫu mất đi là đêm tối. Vì thế, các ông phải siêng năng nỗ lực tu tập, hiếu dƣỡng cha mẹ” [139]. Kinh Lục độ tập cũng nói: “dâng thức ăn cho các hiền thánh không bằng hiếu dƣỡng cha mẹ” [dẫn theo 22, tr.72]. Các kinh điển khác nhƣ kinh Hiếu tử, kinh Thiện Sinh, kinh Vu lan, kinh

Báo ân cha mẹ… đều tuyên dƣơng hiếu đạo và ca ngợi hiếu đạo đối với cha

mẹ.

Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo là giúp mọi ngƣời giải thốt, nên đạo Hiếu trong Phật giáo khơng chỉ dừng trong phạm vi gia đình mà đƣợc mở rộng phạm vi tri ân, báo ân quốc gia xã hội và tất cả chúng sinh. Phẩm báo ân trong kinh Tâm địa quán, nói rằng ngồi ân cha

mẹ, con ngƣời còn phải ân Tổ quốc, ânTam Bảo và ân chúng sinh.

Từ phân tích kinh điển của Phật giáo chúng tôi cho rằng, đạo Hiếu trong

Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về công ơn, cách báo ơn của con người đối với cha mẹ, chúng sinh, Quốc vương và Tam bảo trên con đường đi đến giải thốt.

Phật giáo quan niệm đạo Hiếu khơng chỉ là sự cung kính phụng dƣỡng về vật chất và tinh thần cho cha mẹ mình, mà cịn hiếu dƣỡng cha mẹ mọi ngƣời trong thiên hạ; không chỉ với cha mẹ hiện tại mà còn với cha mẹ trong quá khứ và vị lai. Bởi lẽ, “Tất cả ngƣời nam là cha ta, tất cả ngƣời nữ là mẹ ta, ta đời

đời đều thọ sinh từ họ cho nên chúng sinh trong sáu đƣờng đều là cha mẹ ta” [Dẫn theo 22, tr. 12] hay “Lồi hữu tình ln hồi sinh trong sáu đƣờng nhƣ bánh xe quay không ngừng hoặc làm cha mẹ làm ngƣời nam, ngƣời nữ, đời đời kiếp kiếp cùng có ân với nhau” [Dẫn theo 22, tr.13]

Quan điểm về đạo Hiếu giữa Nho giáo và Phật giáo vừa có điểm giống nhau và vừa có điểm khác nhau. Với Nho giáo, hiếu bắt đầu từ việc phụng dƣỡng cha mẹ, kể đến là phụng sự vua, sau cùng là lập thân. Khổng Tử cho rằng, “nếu bậc trên mà không thể hiếu dƣỡng song thân để họ không bận tâm về việc ăn mặc, tâm trạng vui vẻ; bậc giữa không thể hiếu nghĩa với vua, tận trung báo quốc, bảo vệ xã tắc; bậc dƣới không thể hiếu để trung tín, làm cho ngƣời già an tâm, trẻ con đƣợc nuôi dƣỡng, ngƣời trẻ đƣợc quan tâm đều là bất hiếu” [Dẫn theo 22, tr.70]

Tăng Tử tiếp nhận tƣ tƣởng hiếu đạo của Khổng Tử, nhƣng mở rộng việc hiếu bằng cách phụng dƣỡng cha mẹ thành hiếu trong Ngũ luân (chỉ năm mối quan hệ đạo đức giữa vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng và bạn bè). Vì “Nơi ở khơng nghiêm chỉnh thì khơng phải hiếu; thờ vua khơng trung thành thì khơng phải hiếu; bạn bè khơng tin tƣởng thì khơng phải hiếu” [Dẫn theo 22, tr. 71]. Ơng cho rằng, đạo làm ngƣời, ngồi việc hiếu kính cha mẹ, sƣ trƣởng, cúng dƣờng, phụng dƣỡng ra, cịn phải giữ mình trong sạch, nỗ lực phấn đấu; trên thì tận trung báo quốc, dƣới thì căn cứ theo tiêu chuẩn đạo đức mà thƣơng yêu mọi ngƣời.

Nhƣ vậy, với Nho giáo, hiếu đối với cha mẹ mở rộng thành hiếu trong ngũ luân, từ gia đình đền quốc gia, lấy hiếu để tề gia, dùng hiếu để trị nƣớc nhƣng hiếu chỉ giới hạn trong năm mối quan hệ đạo đức của con ngƣời mà chƣa mở rộng đến các chúng sinh khác, chỉ dừng ở hiếu dƣỡng cha mẹ hiện tại, chƣa hiếu dƣỡng đến cha mẹ trong quá khứ và vị lai nhƣ trong Phật giáo.

Phật giáo nói chung, quan điểm đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng đã khúc xạ ở những đất nƣớc khác nhau để trở thành Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Quốc… Ở Việt Nam, quan điểm đạo Hiếu sâu sắc, đầy đủ và toàn

diện của Phật giáo truyền thống phần nào đáp ứng đƣợc khát vọng bình yên và hạnh phúc nên ngƣời Việt tiếp nhận một cách tự giác và có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống tinh thần ngƣời Việt, trở thành nội dung quan trọng trong Phật giáo Việt Nam. Theo đó, đạo Hiếu đƣợc coi trọng và khơng bó hẹp trong phạm vi trọn đạo làm con đối với ơng bà cha mẹ mình, mà cịn phải thƣơng u ơng bà cha mẹ ngƣời khác [72, tr.640]. Tấm gƣơng Hồ Chí Minh là đỉnh cao trong truyền thống đạo đức nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam trong đó có dấu ấn tinh thần đạo Hiếu của Phật giáo. Ngƣời khẳng định: "Ngƣời kiên quyết cách mạng nhất lại là ngƣời đa tình chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu khơng làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng triệu bố mẹ ngƣời khác cũng bị đế quốc phong kiến dày vị". Vì vậy, ngƣời cách mạng "khơng những cứu bố mẹ mình mà cịn cứu bố mẹ ngƣời khác, bố mẹ của cả nƣớc nữa" [73, tr.60]. Xuất phát điểm trong lý tƣởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là tình thƣơng con ngƣời, trƣớc hết là yêu thƣơng đồng bào nghèo khổ rộng hơn là yêu thƣơng nhân loại cần lao. Theo Ngƣời, ở đời và làm ngƣời là phải thƣơng nƣớc, thƣơng dân, thƣơng nhân loại bị đau khổ, bị áp bức.Với thái độ trân trọng sinh mệnh con ngƣời, Ngƣời thƣơng cả tù binh khơng có áo rét, cả ngƣời phu làm đƣờng. Ngƣời xót xa trƣớc cái chết của cả những ngƣời lính Pháp, lính Mỹ trên chiến trƣờng Việt Nam: “Than ơi, trƣớc lịng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, ngƣời Pháp hay ngƣời Việt cũng đều là ngƣời” [71, tr.457].

Nhƣ vậy, quan điểm đạo Hiếu trong Phật giáo truyền thống về cơ bản vẫn đƣợc kế thừa nhƣng đã có một sự thay đổi khá rõ nét trong Phật giáo Việt Nam đƣơng đại. Đạo Hiếu trong Phật giáo truyền thống là giúp con ngƣời giải thoát bằng con đƣờng xuất thế, cứu giúp riêng lẻ từng cá nhân, thì đạo Hiếu trong Phật giáo Việt Nam là cứu thế qua con đƣờng nhập thế, cứu giúp toàn xã hội, toàn dân tộc.

Tóm lại, đạo Hiếu trong Phật giáo vừa mang nghĩa rộng vừa mang nghĩa hẹp. Tuy nhiên nghĩa rộng của đạo Hiếu trong Phật giáo có sự khác nhau so với

các đạo Hiếu khác. Đó chính là nội hàm triết lý đạo Hiếu trong Phật giáo sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu ở các phần sau.

1.1.2.2. Một số nội dung cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo

Đạo Hiếu trong Phật giáo là triết lý sống nhân văn, sâu sắc, không cứng nhắc, giáo điều nhƣ đạo Hiếu Nho giáo, đƣợc biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.

* Thứ nhất, quan niệm của Phật giáo về công ơn, cách báo ơn cha mẹ

Về công ơn cha mẹ, theo Phật giáo, cha mẹ có cơng ơn sinh thành và công ơn dƣỡng dục. Đối với công ơn sinh thành, Phật giáo cho rằng, hình hài của con ngƣời là do cha mẹ tạo nên trong chín tháng mƣời ngày “Trong khoảng tháng đầu có thể ví nhƣ sƣơng trên ngọn cỏ, buổi sáng tuy đọng, không lâu lại tan, chỉ biết buổi sáng, không chắc buổi chiều, Tháng thứ hai, hình hài đứa bé hóa nhƣ cục tuyết, vào tháng thứ ba, biến thành máu đọng và đã dài đƣợc 6 tấc ba phân; vào tháng thứ tƣ, tứ chi bắt đầu... vào tháng thứ năm sinh ra năm bào; vào tháng thứ sáu, sinh ra sáu căn... Đến tháng thứ bảy, sinh ra các loại xƣơng... Hình hài đứa bé, ở trong bụng mẹ vào tháng thứ tám, chịu tám nỗi khổ: mẹ ăn thứ nóng, cảm thấy đau rát, mẹ uống nƣớc lạnh, cảm thấy giá buốt, lúc mẹ ăn no, thấy bị đè ép, khi mẹ đói lịng cảm thấy chơi vơi, lúc mẹ ngủ nghỉ, nhƣ nằm giƣờng sắt, nếu mẹ đi lại, mình thấy lắc lƣ, khi mẹ ngồi xuống, mình nhƣ bị té; nếu mẹ cúi xuống, mình nhƣ bị treo; đến tháng thứ chín, ba lần xoay mình… đến tháng thứ mƣời là kì sinh hạ” [47, tr.137-138].

Trong chín tháng mƣời ngày mang thai, ngƣời mẹ vất vả, khổ sở “nặng nhƣ núi Thái Sơn, đi lại khó nhọc, ngồi đứng khơng n, tính mạng bấp bênh, nhƣ đèn trƣớc gió; ăn uống khơng ngon nhƣ ngƣời đau nặng, thân hình gầy yếu, tinh thần bải hoải, đến ngày mãn nguyệt, khổ không thể nói, chẳng kể đến mình, nhọc mệt bao nhiêu” [53, tr.135-136]. Khi ngƣời mẹ sinh nở thì đau đớn “nhƣ trăm nghìn mũi nhọn bâu vào cắt xé, thực khơng thể nào kể xiết đƣợc, có khi đến chết” [53, tr.137] và dù khổ, đau đớn bao nhiêu, ngƣời mẹ vẫn cam lịng “chỉ mong cho con, thân hình đẹp đẽ”. Với cách lập luận trên, Phật giáo đã

chứng minh, bất cứ ai ở trên đời này cũng đƣợc sinh từ cha mẹ của chính mình và đồng thời phủ nhận thuyết Thƣợng đế trong quan niệm về con ngƣời, đối lập với các quan điểm hữu thần của các tơn giáo Ấn Độ đƣơng thời, khơng có một

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của đạo hiếu trong phật giáo đến lối sống người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)